Chuyện của những “Đại sứ văn hóa đọc”
Nguyễn Tuấn Minh - Học sinh lớp 5D, Trường Tiểu học Hưng Dũng 2 (thành phố Vinh) là 1 trong 24 đại sứ vừa được trao giải tại cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm 2019.
Đọc bài dự thi của Tuấn Minh, dù chỉ dài 9 trang – khá “khiếm tốn” so với nhiều bài dự thi khác nhưng đây lại là một bài viết khá súc tích, bố cục đầy đủ, hành văn rõ ràng.
Hiện thư viện sách của cô Quang có gần 500 đầu sách. Ảnh tư liệu Đình Tuân Tuy nhiên, ấn tượng hơn cả là câu chuyện “Lòng trung thành” do chính Minh sáng tác, viết về tình cảm của chú chó Max và con mèo Mi mi dành cho người chủ của mình. Câu chuyện cũng trở nên hấp dẫn hơn khi có những bức tranh minh họa ngộ nghĩnh do chính Minh vẽ. Bên cạnh đó, cùng với việc trình bày bằng tiếng Việt, Minh cũng thể hiện thêm bằng tiếng Anh với một bài viết trôi chảy và chính xác...
Khi xem bài dự thi của Minh, các thành viên của ban giám khảo khá bất ngờ, vì nó vượt quá khả năng của học sinh lớp 5. Riêng gia đình, thầy cô và bạn bè thì không quá ngạc nhiên bởi ở lớp Minh là học sinh xuất sắc, ham học và gương mẫu.
Cậu bé cũng rất thích đọc sách, thích sáng tác truyện và học được nhiều từ chính những cuốn sách của mình.
Em muốn cùng với liên đội tổ chức nhiều hoạt động đọc sách trong nhà trường, tổ chức các cuộc thi kể chuyện về sách hoặc thành lập các thư viện mini ngay trong lớp học”.
Nguyễn Tuấn Minh Học, sinh lớp 5D, Trường Tiểu học Hưng Dũng 2 (thành phố Vinh)
Ngày hội đọc sách của học sinh Trường Tiểu học Hồng Sơn - TP Vinh. Ảnh: Mỹ Hà
Cũng với trí tưởng tượng phong phú, Phạm Ngọc Nữ - Học sinh lớp 8A, Trường THCS Cao Xuân Huy (Diễn Châu) đã sáng tạo một câu chuyện về vai trò của việc đọc sách hiện nay, thông qua tác phẩm “Câu chuyện về thành phố đọc”.
Ở trong tác phẩm này, Ngọc Nữ đã xây dựng hình ảnh một thành phố, văn minh, hiện đại của thế kỷ XXX. Tuy nhiên, cũng vì quá dựa vào máy móc, rô bốt mà người dân ở đây ít khi tìm hiểu kiến thức, sách, báo là một khái niệm xa lạ. Đến một ngày, khi thư viện cuối cùng bị đóng cửa, thành phố bị một quái vật lạ xâm chiếm và họ buộc phải đối diện một cuộc đấu trí. Tuy nhiên, cũng chính lúc này, người dân nhận ra vì lâu nay không đọc sách, không tích trữ kiến thức, mọi thứ đều trống rỗng.
“Ngày nay, nguyên nhân chính khiến mọi người quay lưng với văn hóa đọc là do chưa nhận thức được ý nghĩa, lợi ích của việc đọc. Riêng em, sách không chỉ giúp em nâng cao vốn hiểu biết mà còn để em hiểu được chính bản thân mình và từng bước hoàn thiện bản thân...”.
Phạm Ngọc Nữ - Học sinh lớp 8A, Trường THCS Cao Xuân Huy (Diễn Châu)
Trong gần 190.000 bài thi tham dự cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, mỗi bài thi đều thể hiện một ước mơ của học trò đối với việc đọc sách hiện nay. Cuộc thi lần đầu tiên tổ chức cũng tạo ra một không khí thi đua khá sôi nổi giữa các trường, góp phần phát triển phong trào đọc sách trong học đường.
Đánh giá về cuộc thi, ông Dương Duy Tiến – Giám đốc Thư viện Nghệ An, thành viên ban tổ chức chia sẻ: “Cuộc thi chỉ chọn ra được 24 đại sứ ở nhiều nội dung khác nhau nhưng thành công mang lại còn nhiều hơn thế. Đó là thông qua cuộc thi, các học sinh có cơ hội để tự khám phá năng lực bản thân, thể hiện được nhiều ý tưởng về viết sách, làm thơ hay sáng tác nhưng câu chuyện tranh thú vị. Và hơn ai hết, các em chính là những “Đại sứ văn hóa đọc”, người lan tỏa tình yêu sách đến mọi người”.
Và hơn ai hết, các em chính là những “Đại sứ văn hóa đọc”, người lan tỏa tình yêu sách đến mọi người”.
Ông Dương Duy Tiến – Giám đốc Thư viện Nghệ An
Học sinh hào hứng đến với thư viện thân thiện ở trường tiểu học Yên Thành. Ảnh: Mỹ Hà Xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường“Tiết học thư viện” là một khái niệm khá lạ lẫm, nhưng với học sinh Trường Tiểu học Đồng Thành (Yên Thành), đây lại là điều quen thuộc và trở thành một tiết học được rất nhiều học sinh mong chờ. Ở tiết học này, trong một không gian thân thiện, gần gũi, học sinh được đọc chuyện, được chia sẻ những quyển sách mà các em yêu thích. Hàng tháng, vào những tiết chào cờ đầu tuần, nhà trường cũng tổ chức những cuộc thi kể chuyện theo sách để khuyến khích các em đọc sách và học theo sách ở những điều thú vị, bổ ích.
Trước đó, Trường Tiểu học Đồng Thành vẫn là một trong những trường khó khăn nhất của huyện Yên Thành do xây dựng từ lâu, xuống cấp. Nhưng khi biết huyện có chủ trương xây dựng mô hình “Thư viện thân thiện”, nhà trường vẫn cố gắng bố trí sắp xếp 2 phòng học với diện tích gần 100 m2 để xây dựng thư viện cho học sinh.
“Với học sinh ở địa bàn chúng tôi, việc có một quyển sách là điều không dễ dàng. Vì vậy, từ khi có thư viện với một không gian mới sinh động, hấp dẫn học sinh rất yêu thích. Phong trào đọc sách của trường nhờ vậy cũng đi vào chiều sâu và ngày một thiết thực hơn”.
Cô giáo Nguyễn Thị Dung – Hiệu trưởng trườngTrường Tiểu học Đồng Thành (Yên Thành)
Trên toàn tỉnh, dưới sự tài trợ của Tổ chức Zhinshan (Đài Loan), mô hình thư viện thân thiện chỉ mới có ở 2 huyện Thanh Chương và Yên Thành. Tuy vậy, ở rất nhiều trường học khác, dù điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn nhưng để khuyến khích học trò đến với sách, rất nhiều thư viện xanh, thư viện thân thiện đã được thành lập.
Đến các trường học, đặc biệt là các trường tiểu học không khó để nhìn thấy hình ảnh những cậu bé, cô bé ngồi dưới những thư viện xanh, được đặt dưới những tán cây để đọc sách. Hay vào trong các lớp học, dường như lớp nào cũng có một thư viện mini. Thường cứ 1-2 tháng, giáo viên chủ nhiệm sẽ khuyến khích các em mang sách đến lớp để cùng trao đổi với nhau. Cô giáo còn là người định hướng để lựa chọn cho các em những cuốn sách hay, bổ ích”.
Triển lãm trưng bày sách tại Thư viện Nguyễn Thúc Hào. Ảnh tư liệu Mỹ Hà Song song với đó, phong trào đọc và làm theo sách cũng được tổ chức khá rầm rộ. Như trong tháng 4 này, nhân Ngày Sách Việt Nam, Trường Tiểu học Hồng Sơn (thành phố Vinh) tổ chức ngày hội sách gắn với nhiều hoạt động như trưng bày triển lãm sách, bán các tác phẩm do các em sáng tác và tổ chức ngày hội ẩm thực để gây quỹ giúp đỡ các bệnh nhân nhi bị ung thư.
Tại Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương, nhiều năm nay cũng đã có những chuyến thiện nguyện lên với những học sinh nghèo vùng cao để tặng sách cho các bạn. Trường cũng tổ chức ngày hội đọc, triển khai hoạt động ngoại khóa “chia sẻ nội dung cuốn sách mà em yêu thích” vào cánh diều để gửi cho người bạn thân...
Học sinh đọc sách, trao đổi kỹ năng sống tại khuôn viên thư viện xanh. Ảnh tư liệu P.V Với rất nhiều hoạt động phong phú, phong trào đọc sách ở nhiều trường học sau vài năm bị lãng quên nay đã từng bước được khôi phục. Đây cũng là hoạt động hết sức ý nghĩa, không chỉ tạo dựng văn hóa đọc trong học sinh mà còn góp phần xây dựng những trường học thân thiện, tích cực, hướng các em tới những điều tốt đẹp, nhân văn và nhiều cảm xúc...