11796086_1332018.jpg
Cụ thể, hoa hồng môi giới để chi cho bên thứ ba (làm trung gian), không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của TCTD; các chức danh quản lý, nhân viên của TCTD và người có liên quan của TCTD theo quy định của luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Đối với khoản chi môi giới để cho thuê tài sản (bao gồm cả tài sản siết nợ, gán nợ), mức chi môi giới để cho thuê mỗi tài sản của TCTD tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản đó do môi giới mang lại trong năm.
Đối với khoản chi môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố, mức chi hoa hồng môi giới bán mỗi tài sản thế chấp, cầm cố của TCTD không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản đó qua môi giới.
Đối với các bất động sản TCTD nắm giữ tạm thời để bán, chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn trong thời hạn 3 năm, TCTD không hạch toán tăng tài sản, không trích khấu hao. Còn đối với các bất động sản được TCTD mua lại để phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, TCTD hạch toán tăng tài sản, trích khấu hao theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo giới hạn đầu tư mua sắm tài sản cố định theo quy định.
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, TCTD phải đảm bảo duy trì giới hạn đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc: giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán đối với TCTD; không vượt quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn ghi trên sổ sách kế toán đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngoài ra, các TCTD thực hiện kết nối với Bộ Tài chính thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính để gửi báo cáo tài chính điện tử về Bộ Tài chính theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26/3.