Phóng viên kể lại rằng ngày 8/4, EU đã đưa ra gói trừng phạt chống Nga thứ năm, cấm gần 3.000 tàu Nga vào các cảng của châu Âu. Đồng thời, các nước thành viên EU được phép đưa ra các ngoại lệ khi liên quan đến thực phẩm, vận chuyển y tế hoặc nhập khẩu năng lượng. Tuy nhiên, một tháng sau, việc tuân thủ nghiêm ngặt các giới hạn là điều không cần thiết, tác giả Daniel Wetzel viết.
"Các giao dịch dầu của các tập đoàn năng lượng xuyên quốc gia của Nga là Rosneft và Lukoil tiếp tục được chính thức hóa thông qua các cảng châu Âu mà không gặp trở ngại nào".
Theo Công ty Bảo hiểm Lloyd's, trong tháng 4, 190 tàu chở dầu đã rời các cảng Primorsk, St.Petersburg, Ust-Luga và Novorossiysk, 76 tàu trong số đó mang cờ Hy Lạp. Tức là, so với năm ngoái, Hy Lạp đã tăng gấp ba lần thị phần trong việc vận chuyển dầu của Nga.
Theo nhà báo Daniel Wetzel, Hy Lạp phản đối lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nga. Biện pháp này sẽ phải bị đưa vào gói trừng phạt thứ sáu.
Ngày 4/5, người đứng đầu Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, cho biết trong khuôn khổ gói trừng phạt thứ sáu sắp tới, Ủy ban sẽ đề xuất lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga vào EU. Theo bà, đây sẽ là một quá trình diễn ra dần dần, đến cuối năm 2022. Người phát ngôn Ủy ban châu Âu Eric Mamer làm rõ rằng đề xuất cấm vận dầu mỏ có tính đến việc một số nước EU phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn năng lượng của Nga so với các thành viên khác của cộng đồng.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, đại diện thường trực của các nước EU chưa thống nhất được về lệnh cấm vận, dự kiến gói trừng phạt thứ sáu sẽ được hoàn tất muộn nhất trong ngày hôm nay 9/5./.