Nhận định này được ông Vladimir Mikheev Phó Tổng GĐ thứ nhất của tập đoàn "Công nghệ vô tuyến điện tử" Nga tuyên bố với Sputnik, Moscow dự kiến thiết lập hệ thống chiến tranh điện tử (EW) có tính đến công nghệ của quả tên lửa Tomahawk.
Ông Mikheev cho biết: "Điều quan trọng trước hết với các chuyên gia chúng tôi là rất thú vị quan sát thực tế ứng dụng những mẫu thiết bị quân sự khác nhau ở Syria, trong đó có Tomahawk.
Nắm được tên lửa này trong tay, chúng tôi hiểu rõ nó có những kênh liên lạc nào, chuyển giao thông tin và điều khiển ra sao cũng như hoạt động của cơ chế dẫn đường điều hướng và định vị".
Ông lưu ý rằng các chuyên gia Nga đã có cơ hội đánh giá mức độ bảo vệ của những kênh vừa nhắc tới. "Sau khi biết tất cả các thông số đó, chúng ta có thể ngăn chặn các tên lửa hành trình một cách hiệu quả hơn ở tất cả các giai đoạn sử dụng nó trong chiến sự", chuyên gia nói thêm.
Trong khi đó, quan sát viên quân sự của báo Komsomolskaya Pravda, Đại tá về hưu Viktor Baranez cũng nói với Sputnik rằng Nga đã thu được ở Syria khối kinh nghiệm vô giá, kể cả trên bình diện chiến tranh điện tử.
"Chúng ta đã nhận được món "quà tặng đế vương" từ tình báo Syria - đó là quả tên lửa Tomahawk còn nguyên vẹn.
Tất nhiên, các chuyên gia của chúng ta rất quan tâm đến thiết bị điện tử của tên lửa Mỹ, bộ não điện tử của nó, máy phát điện, các khối và những thiết bị khác, có thể giúp ta phát triển công thức chống lại thứ vũ khí nước ngoài này. Và bây giờ tên lửa hành trình Mỹ đang được các chuyên gia của chúng ta mổ xẻ phân tích kỹ lưỡng", ông Viktor Baranets nói.
Theo nhận định của một số chuyên gia, việc Tomahawk bị Nga phẫu thuật sẽ khiến tên lửa hành trình này có thể phải chịu chung số phận như chương trình UAV tuyệt mật RQ-170 của Mỹ sau khi bị Iran tóm sống, mổ thành công và công bố bản sao.
Iran đã khiến Mỹ choáng váng khi giới thiệu một bản sao UAV RQ-170 vào tháng 5/2014. Kể từ khi chiếc RQ-170 bị Iran thu giữ, các chuyên gia hàng đầu nước này đã bắt đầu nghiên cứu thiết kế khí động học tàng hình của loại UAV thuộc hàng bí mật số 1 này của Không quân Mỹ.
Một đoạn video đã cho thấy rằng Iran đã truy cập được một số dữ liệu được lưu bên trong chiếc máy bay với mệnh danh "Quái thú Kandahar" RQ-170. Sau một vài tuyên bố không có căn cứ, các hình ảnh được Iran tiết lộ là bằng chứng đầu tiên cho thấy rằng, họ đã tìm được một điều gì đó thú vị như các ổ cứng nằm bên trong chiếc UAV.
Phó Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Hồi giáo Iran, IRGC Hossein Salami nói với hãng thông tấn Fars News:
"Tất cả bộ nhớ và hệ thống máy tính của máy bay này đã được giải mã và một số tin tốt sẽ được công bố trong tương lai gần, không chỉ RQ-170 mà còn cả việc các lực lượng của chúng tôi đã thực hiện xong việc đảo ngược kỹ thuật của chiếc máy bay không người lái này".
Sau tuyên bố của Iran, những chiếc RQ-170 gần như mất hút trên các chiến trường và chúng chỉ xuất hiện trở lại hồi đầu năm 2017 với nhiều điểm khác so với những hình ảnh trước đó khi nó được mang theo một thiết bị cảm biến lớn, trong khi một tấm bảng lớn gắn trên cánh máy bay.
Theo nhận định của một số chuyên gia thiết bị này là hệ thống radar mảng định pha chủ động (AESA). Sự xuất hiện của RQ-170 tại Vandenberg vào thời điểm phóng vệ NROL-79, nhiều người phán đoán rằng, quân đội Mỹ đang thử nghiệm loại cảm biến và radar mới trên mẫu UAV này để chuẩn bị cho các nhiệm vụ triển khai ra nước ngoài.
Mặc dù vậy, từ đó đến nay chưa một lần RQ-170 tái xuất. Sự mất hút của chiếc RQ-170 chỉ có thể được lý giải rằng Mỹ đã thất bại với ứng dụng mới trên chiếc UAV tối tân này vì vậy cho chúng hoạt động trở lại là điều không thể vào lúc này - khi mà đối thủ của Mỹ có tiến bộ hơn nhiều và áp chế điện tử.