Chuyên gia Konstantin Sivkov cho biết, để tiến hành một phát bắn, tên lửa cần phải tiếp cận ở khoảng cách đủ để phát huy sức mạnh và độ chính xác. Trong tình huống này, phi đội MiG-31BM với trang bị tên lửa Kinzhal sẽ là một mối đe dọa lớn.

Nga de lo diem yeu cua ten lua Kinzhal

Tiêm kích MiG-31 mang tên lửa Kinzhal.

Và khi đó, điều cần thiết là tầm xa hoạt động của đầu đạn phải lớn hơn 2 - 3 lần so với sai số của việc chỉ thị mục tiêu. Nhưng những phương tiện chỉ thị mục tiêu hiện có đôi khi có thể đưa ra thông tin với sai số khoảng 10 dặm hoặc hơn và trong tình huống này, Kinzhal có thể sẽ không tìm được mục tiêu thực.

Ông Konstantin Sivkov cho rằng, để khắc phục tình trạng này, Không quân Nga có thể phải bắn tới 10 tên lửa loại này vào một khu vực sẽ giảm được rủi ro. Bởi 3 trong số 10 tên lửa đó chắc chắn sẽ bắt được mục tiêu để tấn công, điều này khiến các phương tiện đánh chặn hiện đại nhất của Mỹ cũng khó có thể đối phó.

Nếu phân tích của vị chuyên gia này chính xác thì điều đó cũng đồng nghĩa rằng, để diệt được 1 tàu sân bay của đối phương, Không quân Nga phải huy động tới 10 chiếc tiêm kích MiG-31BM. Nguyên nhân của việc phải cần số lượng lớn chiến đấu cơ như vậy là bởi mỗi chiếc tiêm kích này chỉ mang được 1 quả tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Như vậy, MiG-31BM sẽ phải đương đầu với rủi ro nếu bị hệ thống phòng không trên hạm của đối phương đáp trả bởi đây không phải là dòng tiêm kích tàng hình. Có thể chính vì điểm yếu này, người đứng đầu lực lượng Hải quân Mỹ, Richard Spenser tự tin tuyên bố rằng, dù tốc độ tên lửa Kinzhal đạt được rất đáng khâm phục nhưng nó vô dụng trước tàu sân bay Mỹ.

Tướng Richard Spenser tuyên bố tàu sân bay Mỹ vẫn phù hợp bất chấp việc Nga phát triển thành công tên lửa siêu vượt thanh mang tính cách mạng, đồng thời nhấn mạnh Hải quân Mỹ đã có biện pháp ngăn chặn loại vũ khí này. Tuy nhiên, ông này không tiết lộ con bài chiến lược của mình dùng để đối phó với Kinzhal.