1. Nga có vũ khí gì ở Syria để chống đỡ "cơn mưa" tên lửa từ Mỹ?
Cụ thể, quân đội Nga đang đóng quân ở hai căn cứ tại Syria là căn cứ không quân Hmeymim nằm gần thành phố cảng phía bắc Latakia và căn cứ hải quân ở thành phố ven biển phía bắc Tartus. Cả hai khu vực này đều được trang bị các tên lửa đất đối không tầm xa của Nga.
Trong đó, các hệ thống tên lửa S-400 đã được quân đội Nga triển khai tới gần căn cứ Hmeymim và tên lửa S-300VM chịu trách nhiệm bảo vệ căn cứ Tartus. Cả hai hệ thống tên lửa này có phạm vi hoạt động lên tới 400 km. Hiện nay, hai tên lửa S-400 và S-300VM của Nga được xem là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa hiện đại nhất thế giới.
Bên cạnh đó, Nga hiện sử dụng các hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm như hệ thống radar cảnh báo sớm trên không A-50 ở Syria. Đáng nói, hệ thống phòng không của Nga còn được tích hợp hoạt động với những loại vũ khí do Liên Xô cũ sản xuất mà quân đội Syria đang sử dụng.
Do đó, nếu Mỹ cố tình chọc thủng hệ thống phòng thủ của Nga ở Syria bằng “cơn mưa” tên lửa, hiệu quả của vụ tấn công này vẫn sẽ bị giảm thiểu đáng kể.
2. Ông Assad đã chạy khỏi thủ đô, trốn trong công sự Nga?
Nếu thật sự Mỹ và các đồng minh thực hiện lời hăm dọa của ông Trump về việc bắn những quả tên lửa "đẹp đẽ, mới mẻ và thông minh" vào Syria, các cơ sở nghi sản xuất và lưu trữ vũ khí hóa học của chính quyền ông Assad có thể là mục tiêu hàng đầu.
Tuy nhiên, các căn cứ quân sự của Syria, các cơ quan tình báo và thậm chí tư dinh của ông Assad được đánh giá có thể cũng nằm trong danh sách đón "mưa tên lửa" của Mỹ và đồng minh.
Tối 12/4, xuất hiện các báo cáo cho biết ông Assad đã rời khỏi Dinh tổng thống ở thủ đô Damascus, cùng một đoàn hộ tống quân sự của Nga đi theo để bảo vệ.
Tờ Baghdad Post cho biết đã nhìn thấy các hình ảnh cho thấy ông Assad có mặt tại một công sự ở căn cứ Khmeimim của Nga, thuộc khu vực duyên hải phía tây Syria.
Thông tin Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật vào tuần tới được công bố chỉ sau vài giờ, nhà lãnh đạo kiêm Tổng Tư lệnh quân đội Trung Quốc Tập Cận Bình tới đảo Hải Nam để thị sát cuộc diễu binh hải quân quy mô lớn nhất từ trước tới nay của nước này. Đây cũng là sự kiện nhằm thể hiện năng lực của hải quân Mỹ trước đối thủ đáng gờm Mỹ.
Chuyên gia quân sự tại Macau Antony Wong Dong nhận định, xung đột quân sự giữa Mỹ và Nga ở Syria có thể “bùng nổ bất cứ lúc nào” và cuộc tập trận ở eo biển Đài Loan là nhằm thể hiện mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga – Trung giữa lúc dư luận quốc tế bị cuốn vào cuộc khủng hoảng ở Syria sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tấn công quân sự nhằm vào các lực lượng của Tổng thống Bashar Assad.
4. Nga tung “đòn nghi binh” trước cảnh báo tấn công quân sự của Mỹ tại Syria?
Động thái trên của Nga diễn ra không lâu sau khi Tổng thống Donald Trump cảnh báo Moscow “hãy sẵn sàng” vì các tên lửa “mới, đẹp và thông minh” của Mỹ sắp bay tới Syria. Trước đó, Nga cũng tuyên bố sẽ bắn hạ bất kỳ tên lửa nào bay về phía Syria.
Hải quân Mỹ mới đây thông báo đã triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S Truman tới Trung Đông. Trước đó, các tàu sân bay thường được Washington sử dụng để không kích các phần tử thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria và Iraq. Ngoài tàu sân bay, Mỹ hiện triển khai hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Donald Cook và USS Porter tại Địa Trung Hải.
Theo BBC, một tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Anh được trang bị các tên lửa hành trình Tomahawk cũng được triển khai tới khu vực phía Đông Địa Trung Hải. So với tàu sân bay của Mỹ, các tàu chiến của Nga kém hiện đại hơn, tuy vậy các tên lửa chống hạm tối tân được trang bị trên tàu Nga vẫn có thể tạo ra mối đe dọa nhất định đối với Washington.
5. Đánh bom sân vận động ở Somalia, nhiều người chết và bị thương
Theo cảnh sát, quả bom có thể đã được kích hoạt từ xa và nhóm phiến quân Hồi giáo Al Shabaab bị tình nghi gây ra vụ nổ bom này. Mục tiêu của vụ đánh bom là các quan chức của Somalia, nhưng vào thời điểm diễn ra trận bóng đá trên, họ đã không có mặt tại sân vận động.
Các đảng này có thể tổ chức cuộc họp tổng thể, tuy nhiên phải báo cáo thời gian, địa điểm, nội dung cuộc họp với Hội đồng gìn giữ trật tự quốc gia (NCPO).
Hồi cuối năm 2017, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, kiêm Chủ tịch Hội đồng gìn giữ trật tự quốc gia ký sắc lệnh số 53/2017, cho phép đăng ký tên và logo thành lập đảng chính trị mới từ ngày 2/3. Đến ngày 3/4 đã có tất cả 98 đảng chính trị mới đăng ký, trong đó mới có 30 đảng chính trị được chấp thuận.
Các đảng này được phép tổ chức các hoạt động như đăng ký thành viên, thu phí sinh hoạt. Theo quy định, trong vòng 6 tháng kể từ khi nhận được thư chấp thuận, mỗi đảng phải thu hút được ít nhất 500 thành viên và đóng một triệu bath, mới đủ tiêu chuẩn để tham gia tranh cử dự kiến vào tháng 2/2019./.