bna_lang_bien_2_anh_ho_long6132501_832018.jpgNghề nuôi ngao ven biển Quỳnh Lưu thu hút một lượng lớn lao động nữ tham gia. Ảnh: Hồ Long
 
Phân loại ngao. Ảnh: Hồ Long
Ở Quỳnh Phương (Hoàng Mai) có hàng trăm hộ dân sống bằng nghề thu mua, chế biến thủy, hải sản. Những lò hấp cá, những bếp nướng cá đỏ lửa mỗi ngày. Ảnh: Hải Vương
Đàn ông đi biển, đàn bà ở nhà làm các dịch vụ nghề cá và chế biến cá. Trong ảnh - Nghề nướng cá ở Diễn Vạn, Diễn Châu. Ảnh: Lê Thắng
 
Nếu như trước đây hầu như kinh tế gia đình của các hộ làng biển đều phụ thuộc vào các chuyến ra khơi của cánh đàn ông, thì bây giờ, chị em phụ nữ đã chủ động tìm cho mình một công việc, từ phân loại cá, vận chuyển cá, mua bán hải sản… góp phần cùng chồng con gánh vác kinh tế gia đình. Ảnh: Nguyễn Duy Sơn

Làng biển những lúc trời nắng chang chang, cũng là khi phụ nữ tất bật phơi phong hải sản. Ảnh: Hải Vương
Phân loại cá tuy không nặng nhọc, nhưng cũng đòi hỏi phải kiên trì, chịu khó và tay thường hay bị xương cá đâm rất đau. Ảnh: Hồ Long

Chị em làng biển còn là nhân lực chính trên cánh đồng muối ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu. Ảnh: Hồ Long
Bà cụ này gần 80 tuổi, gần như cả cuộc đời gắn với những cánh đồng muối trên quê hương Diễn Bích (Diễn Châu). Ảnh: Lê Thắng
Tham gia vá lưới, chuẩn bị ngư cụ đánh bắt cho chồng, con. Ảnh: Hồ Đình Chiến
 
"Lấy chồng nghề ruộng em theo/ Lấy chồng nghề biển hồn treo cột buồm" - câu ca nói về sự vất vả, lo âu của những người phụ nữ làng biển. Thế nhưng những vất vả, lo âu ấy đã làm nên hình ảnh tần tảo, hy sinh tuy bình dị nhưng đẹp đẽ, xúc động của các mẹ, các chị. Ảnh: Hồ Đình Chiến