bna_anh_24415786_272020.jpg"Thủ phủ cam Vinh" ở Quỳ Hợp hiện có hơn 2.000 ha, tập trung nhiều nhất ở xã Minh Hợp. Những ngày tháng 6 này, nắng nóng gay gắt đã khiến nhiều diện tích cam bị héo quắt, không phát triển được. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Bùi Văn Thân, chủ hộ trồng cam ở xóm Thọ Thành, xã Minh Hợp cho biết, gia đình có 2 ha cam đã 4 năm tuổi, nắng nóng gay gắt trong nhiều ngày qua đã khiến toàn bộ vườn cam héo quắt. Ảnh: Xuân Hoàng
"Những năm trước cũng nắng nóng, song mỗi đợt khoảng 10 ngày sau đó lại mưa. Nhưng năm nay, nắng liên tục cả tháng không có nổi một trận mưa nên dù có tưới bao nhiêu cũng không đủ cho cam giữ màu xanh" - ông Thân chia sẻ. Ảnh: Xuân Hoàng
Anh Nguyễn Văn Hải ở xã Minh Hợp trồng xen một số gốc ổi vào vườn cam, nhưng nắng nóng khiến toàn bộ cây trồng bị héo. Anh Minh lo lắng vườn cam năm nay sẽ giảm năng suất do nắng hạn kéo dài. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Quán Vi Giang - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳ Hợp cho biết: Trong số hơn 2.000 ha cam thì có khoảng 1.500 ha bị héo quắt, còn khoảng 500 ha do bà con đầu tư tưới công nghệ nhỏ giọt và khoan giếng lấy nước tưới tại chỗ, nên mức độ héo ít hơn. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Lê Viết Minh - Giám đốc Công ty TNHH 1 thành viên nông nghiệp Xuân Thành cho hay, toàn bộ ao, hồ nhỏ trong vùng trồng cam của huyện Quỳ Hợp đã cạn kiệt nước, nên công tác chống khô hạn cho cam gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Xuân Hoàng
Để có nước tưới cho cam, nhiều hộ dân đầu tư lắp đặt máy bơm bên suối Lin chảy qua địa bàn xã Minh Hợp để bơm nước. Tuy nhiên chi phí mua máy móc, đường ống và dầu khá cao, khoảng 20 - 25 triệu đồng/ha. Ảnh: Xuân Hoàng
Hiện nay, giải pháp chống hạn cho cam của người dân bằng nhiều cách, phổ biến nhất là bơm nước lên tưới trực tiếp vào gốc cam; áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt; trồng xen dưa vào vườn cam, để tiện công chăm sóc. Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Hậu ở xóm Thọ Thành, xã Minh Hợp trồng dưa lê xen trong vườn cam, dưới luống dưa lót bạt để giữ nước, hàng ngày tưới nước đầy đủ, nên vườn cam vẫn xanh tốt vào những ngày nắng nóng. Ảnh: Xuân Hoàng