Ngay từ bến thượng nguồn, dưới chân đập nhà máy thủy điện Bản Vẽ, đã thấy rõ tình trạng nắng hạn khiến nước lòng hồ xuống thấp mức báo động.

Sáng ngày 4/6/2020, cốt nước lòng hồ thủy điện Bản Vẽ đo được là 177m, trong khi đó, mực nước bình thường là 200m. Ảnh: Nhật Lân
Sáng ngày 4/6/2020, cốt nước lòng hồ thủy điện Bản Vẽ đo được là 177m, trong khi đó, mực nước bình thường là 200m. Ảnh: Nhật Lân
Ngược lòng hồ lên thượng nguồn Nậm Nơn, tình trạng khô hạn càng rõ ràng hơn, mực nước lòng hồ Bản Vẽ đã xuống thấp tới hàng chục mét. Ảnh: Nhật Lân
Rất nhiều những khe lớn đổ ra lòng hồ Bản Vẽ kiệt nước, trơ bùn đất. Ảnh: Nhật Lân
Bởi tình trạng khô hạn, nước xuống thấp nên rác thải trên lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ hiện đều nằm bờ. Ảnh: Nhật Lân
Dùng thuyền lớn, ca nô ngược lên thượng nguồn Nậm Nơn chỉ đi đến được khu vực xã Nhôn Mai (Tương Dương) thì phải dừng lại vì vướng bùn đất. Ông Lương Văn Ỏn, người bản Hòa Lý, xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) cho biết muốn lên nữa chỉ còn cách lên bờ vượt núi, hoặc nhờ dân chở bằng thuyền độc mộc. Ảnh: Nhật Lân
"Nhờ" nắng hạn, những người dân bản Hòa Lý có khách đi thuyền ngược dòng Nậm Nơn. Ảnh: Nhật Lân.
Dòng Nậm Nơn, đoạn giao giữa xã Mai Sơn (Tương Dương) và xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn). Ảnh: Nhật Lân
Nước trên sông Nậm Nơn rút xuống thấp, đất bồi hai bên dòng sông nứt toác. Ảnh: Nhật Lân
Nắng hạn khiến Nậm Nơn - dòng chính Sông Lam như con sông chết. Trong ngày 4/6/2020, nước về hồ thủy điện Bản Vẽ chỉ đạt 29m3/s. Ảnh: Nhật Lân