(Baonghean) - Gần như những cuộc vận động, tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) trong thời gian qua chỉ thấy hình ảnh phụ nữ, như vậy là chưa bình đẳng. Do vậy, ở câu lạc bộ “Nam nông dân với chăm sóc SKSS/KHHGĐ”, nam nông dân sẽ được quan tâm chăm sóc SKSS, nhận thức và hành động tích cực hơn trong việc thực hiện chính sách DS/ KHHGĐ.
Mô hình đúng
Anh Lương Văn Sầm, bản Kim Liên xã Ngọc Lâm kể lại câu chuyện vợ chồng anh đã có một thời gian sống bất hòa. Khởi nguồn của sự bất hòa này là vì một nghi mười ngờ đối với vợ. Vì sao cứ chiến dịch lần nào về cô ấy cũng đi để khám và chăm sóc sức khỏe sinh sản vậy mà vợ chồng anh cứ hễ sinh hoạt với nhau là cả hai vô cùng khó chịu. Cho rằng vợ mình không chung thủy nên mình mới lây bệnh từ cô ấy chăng?. Vậy nhưng, từ khi đăng kí tham gia sinh hạt câu lạc bộ Nam nông dân với chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại xã mình, anh đã được khám tổng quát, tầm soát bệnh và được tư vấn phòng tránh những bệnh liên quan đến tình trạng như “khó chịu” của anh. Anh Sầm cho hay “tham gia sinh hoạt câu lạc bộ này để được chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán sớm bệnh tật. Chúng tôi suốt đời có mấy khi đọc báo, xem ti vi đâu nên được tư vấn thêm những kiến thức về SKSS, tôi có cảm giác mình tự tin và tin tưởng hẳn lên.
Chị Lê Thị Nhàn ở xóm 3 xã Thanh Mỹ cho biết: Trước đây, chị đã từng dùng biện pháp đặt vòng tránh thai nhưng mỗi lần có tháng là chị lại đau dữ dội, không chịu nổi chị quyết định thôi dùng biện pháp này mà chuyển sang sử sụng bao cao su, nhưng chồng chị không chấp nhận. Mới đây, anh ấy tham gia sinh hoạt câu lạc bộ về trở nên tâm lý, quan tâm chăm sóc tới chị nhiều hơn. Việc lựa chọn biện pháp để kế hoạch hóa gia đình bằng bao cao su đã được anh ấy vui vẻ đồng ý.
Chị Lê Thị Tuyết - chuyên trách xã Thanh Mỹ cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vỡ kế hoạch, nhưng cốt lõi vẫn là do vợ chồng vẫn chưa thực sự bình đẳng trong việc thực hiện các biện pháp tránh thai. Nhờ sinh hoạt ở CLB nam giới đã hiểu hơn về chăm sóc SKSS, vai trò của người chồng, người cha trong gia đình. Đồng thời, nam giới sẽ hiểu thêm về vai trò của người vợ, đồng cảm và chia sẻ hơn với phụ nữ. Tạo ra sự bình đẳng giữa nam và nữ hơn.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho những gia đình nhà nông
Ông Trần Xuân Tỵ - Chị hội trưởng hội nông dân kiêm chủ nhiệm CLB xóm 7 xã Thanh Mỹ cho hay: bây giờ nam nông dân không những được phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt nữa mà còn có cả những kiến thức khoa học về chăm sóc SKSS. Từ đây, không những hạn chế các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ mắc các bệnh liên quan đến sức khoẻ sinh sản mà còn nâng cao được chất lượng về cuộc sống gia đình của các hội viên. Ông Nguyễn Hiền Ngọc, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Thanh Chương tâm sự: Anh em làm dân số chúng tôi bấy lâu thực sự trăn trở: Bài toán giảm sinh trong công tác dân số cho huyện nhà nên bắt đầu từ đâu? Làm như thế nào để nâng cao chất lượng dân số? Có lẽ phải bắt đầu từ mỗi gia đình nhà nông mà đối tượng đầu tiên được tác động trực tiếp là nam giới. Từ những trăn trở đó, Trung tâm dân số huyện Thanh Chương đã tham mưu với lãnh đạo huyện đi tới việc thành lập CLB “Nam nông dân với chăm sóc SKSS/KHHGĐ”. Ban chỉ đạo công tác dân số của huyện đã bắt tay với hội Nông dân để thành lập từ 1 đến 2 CLB ở mỗi xã, thí điểm đầu tiên tại xã Thanh Mỹ và xã Ngọc Lâm. Hội viên của CLB sẽ được khám sức khoẻ, phát thuốc miễn phí định kỳ. Ngoài chăm sóc SKSS thì CLB còn phát triển thêm các mô hình CLB: chăn nuôi, đưa các giống lúa, ngô… khoa học kỹ thuật về cho hội viên. Việc thành lập CLB sẽ đưa nam giới vào cuộc, nhằm giảm áp lực tỷ số khi sinh, từ đó nhằm bình ổn mức sinh, giảm nhanh tỉ lệ sinh con thứ 3, góp phần cân bằng giới tính.