Theo khuyến cáo của Bộ NN và PTNT, để triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam, các địa phương cần tập trung thực hiện tốt 05 nhóm giải pháp như sau:

resize_images1839570_2.jpgVirus cúm gia cầm có thể xâm nhập qua gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu vào nước ta và lây truyền sang người.

Thứ nhất: Có kế hoạch phòng chống dịch bệnh cụ thể, huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh. Thực hiện nghiêm túc Công điện số 1475/CĐ-BNN-TY ngày 17/2/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam. 

Tập trung kiểm tra, xử lý gia cầm không rõ nguồn gốc tại các cơ sở kinh doanh, vận chuyển, buôn bán gia cầm nhỏ lẻ, các chợ đầu mối, nhất là tại các khu vực biên giới, cửa khẩu. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm không thực hiện quy trình vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Các địa phương thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để huy động các lực lượng đi kiểm tra việc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh đến tận thôn bản tạo sự đồng bộ từ các cấp các ngành đến người dân.    

Thứ hai: Thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh đến tận các cơ sở chăn nuôi, thôn xóm. Lưu ý lấy mẫu kiểm tra giám sát dịch bệnh ở nhưng nơi có số lượng gia cầm lớn, vùng chăn nuôi tập trung, các chợ đầu mối kinh doanh gia cầm, nơi nguy cơ mắc bệnh cao, ổ dịch cũ. 

Bệnh cúm gia cầm do virus gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, tỷ lệ chết rất cao (100%).

Thứ ba: Thực hiện tốt việc tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia cầm và tổng tẩy uế môi trường để chủ động tạo miễn dịch cho đàn gia cầm và làm sạch môi trường ngân chặn mầm bệnh xâm nhập.

Các địa phương thực hiện tốt đợt tổng tẩy uế môi trường do Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động từ ngày 20/2 đến ngày 20/3/2017. Làm tốt việc tuyên về vai trò lợi ích của việc tổng tẩy uế môi trường để người chăn nuôi chủ động áp dụng, cùng chính quyền địa phương làm sạch môi trường.

Thứ tư: Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H7N9. Tập trung truyên truyền để người dân, người chăn nuôi, người tiêu dùng hiểu rõ về dịch cúm gia cầm, dịch cúm A/H7N9, mức độ nguy hiểm, lây lan, vật mang trùng, ảnh hưởng liên quan đến con người theo khuyến cáo của FAO.

Tuyên truyền đầy đủ, đúng mức độ để người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng dịch nhưng vẫn đảm bảo phát triển sản xuất, sử dụng  gia cầm làm thức ăn rõ nguồn gốc, không hoang mang, không quay lưng lại với thịt gia cầm để ngành chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển ổn định.

Thứ năm: Nâng cao năng lực ngành thú y, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch về tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ thú y, đặc biệt mạng lưới thú y cơ sở xã phường để chủ động áp dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật để ngăn chặn dịch bệnh và sẵn sàng đối phó khi có dịch bệnh xảy ra. Đầu tư trang thiết bị máy móc chuyên dụng để ngành Thú y thực hiện tốt công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc, tổng tẩy uế môi trường. Trực tiếp hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong phòng chống dịch bệnh. Thống kê, báo cáo, giám sát dịch bệnh, kịp thời xử lý tình huống ngăn chặn dịch bệnh ngay từ cơ sở. 

Năm nhóm giải pháp trên khi được các địa phương quan tâm tập trung chỉ đạo đồng bộ chắc chắn sẽ ngăn chặn không để dịch cúm A/H7N9 xảy ra trên gia cầm và người tại Việt Nam. 

Theo Cổng thông tin Bộ NN&PTNT


TIN LIÊN QUAN