Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh về việc phong tỏa tài sản của chính quyền Venezuela ở khu vực tài phán Mỹ, đưa Ngân hàng Trung ương của đất nước và Công ty dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA vào danh sách này.
"Như chính quyền của Tổng thống Trump đã làm rõ: mọi phương án đều đã sẵn trên bàn. Mỹ sẽ sử dụng tất cả những công cụ thích hợp để chấm dứt quyền lực của Maduro ở Venezuela, ủng hộ người dân Venezuela tiếp cận viện trợ nhân đạo và đảm bảo sự chuyển đổi chính quyền dân chủ ở Venezuela" - thông báo cho biết.
Mỹ có thể áp dụng biện pháp trừng phạt chống những người nước ngoài ủng hộ chính quyền Venezuela và Tổng thống Nicolas Maduro - cố vấn của Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia là John Bolton tuyên bố. Theo lời ông này, bằng lệnh trừng phạt mới chống Venezuela, Hoa Kỳ gửi tín hiệu cho "những bên thứ ba muốn tiến hành kinh doanh với chế độ Maduro".
"Khủng bố kinh tế"Bộ Ngoại giao Venezuela gọi sắc lệnh nói trên của Trump là hành động khủng bố kinh tế chống nhân dân Venezuela.
"Washington đã ban hành sắc lệnh chính thức hóa vòng phong tỏa tội phạm bao vây nền kinh tế, tài chính và thương mại của chúng tôi" - cơ quan đối ngoại của Venezuela tuyên bố.
Âm mưu đảo chínhTại Venezuela, ngày 21/1, các cuộc biểu tình rầm rộ bắt đầu chống lại tổng thống đương nhiệm, Nicolas Maduro. Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido ngày 23 tháng 1 đã tuyên bố mình là nguyên thủ quốc gia lâm thời trong suốt thời gian tồn tại của chính phủ này. Mỹ và một số quốc gia khác đã tuyên bố công nhận ông Guaido. Nga ủng hộ Maduro với tư cách là tổng thống hợp pháp của Venezuela.
Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha tuyên bố ý định công nhận Guaido là tổng thống lâm thời của đất nước, nếu không có cuộc bầu cử mới nào được công bố tại Venezuela trong vòng 8 ngày. Đến nay, ngoài MỹBrazil, Canada, Argentina, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay, Peru, Georgia, Albania và một số quốc gia khác cũng công nhận ông Guaido là người đứng đầu nhà nước.