Nhận định trên được xuất hiện sau bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis trong phiên họp Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hồi tuần trước.
Ông Jim Mattis phát biểu: "Nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm cách đa dạng hóa kho vũ khí để cải thiện năng lực quốc phòng, nhưng họ vẫn phải dựa vào Nga để nâng cấp những hệ thống khí tài sẵn có.
Chúng ta chỉ cần nhìn vào Ấn Độ và một số nước khác (muốn mua S-400) để thấy rằng, Mỹ đang tự trừng phạt chính mình".
Cùng với bài phát biểu khá bất ngờ, Bộ trưởng Jim Mattis đang tìm cách căng thẳng với các nước đồng minh khi kêu gọi quốc hội Mỹ áp dụng "điều khoản miễn trừ phục vụ an ninh quốc gia" vào Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA).
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ cho phép các đồng minh của Mỹ được phép mua vũ khí từ Nga mà không phải chịu lệnh trừng phạt dù đó là vũ khí tấn công hay phòng thủ.
Theo quy định của CAATSA, Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bị gây khó dễ trong việc sở hữu siêu tiêm kích F-35 sau khi hoàn tất hợp đồng 2,5 tỷ USD để mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga. Trong khi đó, Ấn Độ cũng có thể chịu lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ nếu theo đuổi thương vụ đặt mua tên lửa S-400 trị giá 5 tỷ USD.
Dù chưa biết kết quả cụ thể thế nào nhưng rõ ràng đây là bước tiến rất lớn của Mỹ nhằm cải thiện quan hệ với các nước đồng minh muốn mua vũ khí Nga. Tuy nhiên, theo nhận định của truyền thông Nga, nếu kế hoạch này được thông qua, Lầu Năm Góc sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp cận với những công nghệ vũ khí tối tân của Nga, đặc biệt hệ thống S-400.
Mặc dù vậy, vẫn sẽ rất khó để người Mỹ thực hiện được kế hoạch của mình bởi theo tuyên bố của Đại tá Viktor Murakshovsky, Tổng biên tập Tạp chí "Kho vũ khí Tổ quốc" của Nga cho biết, các tính năng chiến đấu của S-400 phiên bản xuất khẩu không tối tân bằng S-400 có trong kho vũ khí của phòng thủ Nga, và không được lắp đặt công nghệ kỹ thuật mới nhất - loại công nghệ Bộ Quốc phòng liệt kê vào danh sách bí mật quốc gia.
Đặc biệt, nếu như Bộ Quốc phòng chưa đồng ý sẽ không có bất cứ một loại vũ khí nào được chuyển ra nước ngoài trong cấu hình có thể gây ra mối đe dọa với nền an ninh quốc gia Nga. Quy định tương tự cũng được áp dụng cho S-400 phiên bản xuất khẩu.
Cùng với ông Viktor Murakshovsky, một chuyên gia quân sự khác là Mikhail Khodarenko, cựu kiêm Tổng biên tập Tạp chí Phòng không - nhận định thậm chí ngay cả trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ chuyển S-400 cho Mỹ, điều đó cũng chẳng giúp ích gì trong việc phá vỡ bí mật quốc phòng Nga.
"Những nỗi lo lắng về việc rò rỉ công nghệ đang bị đồn thổi một cách thái quá, đặc biệt là đối với tên lửa phòng không. Thậm chí nếu như họ có tháo dỡ từng cái ốc vít của S-400 nhằm tìm ra bí mật công nghệ bên trong, họ sẽ trắng tay với tham vọng của mình".