Tư lệnh Không quân Hoàng gia Bahrain, Thiếu tướng al-Khalifah, cho rằng đây là ý tưởng của Mỹ và được các nước vùng Vịnh Arab nhất trí.
Ông hy vọng liên minh này sẽ thành công, mặc dù "mới đang ở giai đoạn khởi đầu". Hồi tháng 10 vừa qua, Ngoại trưởng Bahrain cho biết liên minh an ninh vùng Vịnh này có thể được thành lập muộn nhất vào đầu năm tới.
Hiện nay, toàn bộ 8 nước thành viên tiềm năng của liên minh quân sự mới có chung quan ngại liên quan tới Iran và các nhóm vũ trang được Tehran hậu thuẫn đang hoạt động tại nhiều nước ở Trung Đông.
Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung ương của Không quân Mỹ, Trung tướng Joseph Guastella khẳng định: "Iran tiếp tục gây rủi ro cho các quốc gia khác và là nhân tố gây bất ổn trên khắp khu vực. Họ âm mưu phá vỡ cán cân quyền lực và gây hại cho kế sinh nhai của người dân",
Theo ông Guastella, kinh nghiệm thiết lập và hoạt động của chính khối quân sự NATO có thể giúp ích cho việc thành lập một phiên bản liên minh Arab.
Chuyên gia Vladimir Sazhin nghiên cứu Trung Đông thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông tại Học viện Khoa học Nga cho rằng: "Mọi người đã nhắc tới liên minh NATO-Arab từ vài năm nay".
Theo ông, kế hoạch đã được đưa ra nhằm kéo Israel tham gia vào liên minh này. Tuy nhiên, thay vì trở thành thành viên toàn diện, Israel sẽ cung cấp thông tin tình báo cho liên minh này. Mỹ cũng được cho là sẽ tham gia với tư cách tương tự, cung cấp mọi phương thức cần thiết song không phải thành viên chính thức.
Tuy nhiên, chuyên gia này nghi ngại: "Kể cả khi được thành lập, liên minh quân sự Arab này sẽ thiếu sự hiệu quả và khả năng ra quyết định, nhưng trong mắt công chúng sẽ là liên minh rất tích cực".
Tuy nhiên, hội nghị này bị lùi lại tới nửa đầu năm 2019, một phần là do cuộc khủng hoảng xoay quanh vụ sát hại nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi.
Theo bà Suponina, sẽ rất khó cho Mỹ thành lập một liên minh như vậy, do còn quá nhiều sự hỗn loạn trong khu vực, cùng với mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Qatar còn trong tình trạng mờ mịt./.