Giới phân tích của Nga nhận định, trong khi giới chức Mỹ tuyên bố, họ “không tìm kiếm một cuộc chiến” khi tái lập hạm đội trên, vốn từng có hơn 100 tàu tham gia khi Liên Xô tan rã, mà đơn thuần chỉ là xây dựng một lực lượng răn đe để ngăn ngừa các thế lực nước ngoài “đang trỗi dậy”.
Trong khi đó, tổng biên tập tạp chí Homeland Arsenal, ông Aleksey Leonkov cho rằng, đây là đòn đối phó từ phía Washington. Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã đánh giá thấp quyết tâm của Nga trong việc biến Bắc Cực thành sân sau, thành hành lang, nguồn hydrocarbon và thành một vị trí chiến lược của nước này.
Chuyên gia này nhận định: “NATO hầu như không bố trí lực lượng ở Bắc Đại Tây Dương, bởi liên minh quân sự này nghĩ rằng Nga sẽ không phát triển hạm đội Bắc Cực và xây dựng lực lượng phòng thủ trên bờ. Cùng với tầm quan trọng kinh tế tiềm năng gia tăng ở Bắc Cực, điều này đã tạo nên nguy cơ thực sự cho Lầu Năm Góc, và họ phải phản ứng”.
Trong khi Nga không phủ nhận việc các tàu ngầm của nước này đã quay trở lại thời kỳ Liên Xô cũ, với tần suất tuần tra gia tăng ở Bắc Đại Tây Dương, giới phân tích cho rằng hạm đội mới của Mỹ không chỉ đơn thuần mang tính phòng thủ.
Ông Leonkov cho rằng: "Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã tự ý vẽ lại bản đồ, tăng cường sức mạnh của mình bằng các căn cứ quân sự trải khắp thế giới. Do đó, sẽ là không trung thực khi giới chức Mỹ chỉ trích các nước khác vi phạm quy tắc".
“Mỹ chỉ là một nước. Đây không phải Liên Hợp quốc, do đó nước này không thể ra lệnh. Không chỉ Nga, mà cả Trung Quốc cũng sẽ không chấp nhận việc bị chi phối bởi các tham vọng của Mỹ", ông Litovkin nhận xét./.