Ngay lập tức, Thủ tướng Turnbull đã lên tiếng phản bác thông tin nói trên.
Nhận định về câu chuyện nói trên, tiến sỹ Rodger Shanahan thuộc Học viện nghiên cứu Lowy của Australia đã có bài phân tích đăng trên trang mạng của Lowy.
Mở đầu bài viết, tiến sỹ Shanahan cho rằng cần phải xác định các xuất phát điểm của câu chuyện nói trên. Theo tác giả, xuất phát điểm tốt nhất để nói đến vấn đề này nên được bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2007 và bản thuyết trình du dương của Thượng nghị sĩ John McCain - ứng cử viên thổng thống Mỹ lúc bấy giờ - về điệp khúc “đánh bom, đánh bom Iran” theo giai điệu bài hát “Barbara Ann” của nhóm nhạc Beach Boys.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng có thể bắt đầu vào tháng 11/2012, khi có thông tin cho biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã sẵn sàng “trong vài giờ” để tấn công Iran nhằm ngăn chặn quốc gia này thực hiện việc mua bán vũ khí hạt nhân.
Hoặc có lẽ là vào năm 2015, khi John Bolton, bây giờ là Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, đã viết một bài phân tích trên tạp chí New York Times với tựa đề “Để ngăn chặn Iran ném bom, hãy đánh bom Iran”.
Và nếu việc này chưa từng xảy ra trong quá khứ, nó chắc chắn sẽ không xảy ra khi Tehran vẫn luôn tuân thủ một thỏa thuận hạt nhân quốc tế được gọi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), nơi mọi chính phủ, trừ Washington, vẫn cam kết công khai thực hiện.
Vì vậy, những cơ sở pháp lý cho việc ném bom các mục tiêu chưa được tiết lộ tại một quốc gia vẫn đang tuân thủ một thỏa thuận (mà có thể bạn không thích thỏa thuận đó) khá mong manh, đến nỗi chính quyền Trump khó có thể thực hiện được ý đồ ném bom của mình.
Sẽ không phải là cực đoan khi cho rằng bất cứ quốc gia nào bị lôi kéo vào các kế hoạch của Mỹ (các quốc gia khác ngoài Israel) đều muốn tham gia đánh bom một quốc gia đang tuân thủ thỏa thuận mà họ phải rất khó khăn mới có thể đàm phán thành công.
Bên cạnh đó, việc đánh bom cũng gây ra một tác động thứ hai, đó là thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc ở Iran vốn luôn tiềm ẩn mạnh mẽ.
Vì vậy, mặc dù phần lớn dân số đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính phủ vì những lý do chính trị, xã hội và kinh tế, thì một kế hoạch đánh bom chống lại đất nước, mà ở đó dân chúng đều biết được quốc gia của mình đang tuân thủ JCPOA, sẽ càng khiến người dân Iran nổi dậy mạnh mẽ hơn, chứ không phải bị suy yếu đi.
Theo tác giả, hãy cùng hy vọng rằng câu chuyện mà hãng truyền thông ABC đăng tải đơn thuần là chỉ là một phần của chiến dịch “hùng biện” mà chính quyền Trump đang áp dụng để chống lại Tehran, với những nỗ lực để đưa quốc gia này quay trở lại bàn đàm phán./.