Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thêm tiền cứu nền kinh tế

2019-08-20t024922z901677150rc1f1e1717c0rtrmadp3china-economy-lpr-15677697699491864484689.jpgTrụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Ngày 6/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) - tức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - thông báo sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả ngân hàng thương mại, theo Hãng tin Reuters. Động thái này sẽ giải phóng tổng cộng 900 tỷ NDT (126 tỷ USD) trong tính thanh khoản, giúp các ngân hàng có thể sử dụng để tăng các khoản cho vay và hỗ trợ những nỗ lực của chính phủ nhằm giải cứu nền kinh tế đang trên đà suy giảm của Trung Quốc.

PBOC cho biết việc cắt giảm 50 điểm cơ bản (bps), tức 0,5% tỷ lệ số dự trữ mà các nhà băng bắt buộc phải có tại ngân hàng trung ương, sẽ có hiệu lực từ ngày 16/9. Việc cắt giảm sẽ giúp giải phóng 800 tỷ NDT. Đồng thời, ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm thêm 100 điểm cơ bản đối với các ngân hàng thương mại nông thôn đã được chọn lọc, trong 2 đợt vào ngày 15/10 và 15/11, giải phóng 100 tỷ NDT.

Ukraine thả một đối tượng bị phương Tây tình nghi liên quan vụ rơi máy bay MH17

Ông Vladimir Tsemakh tại một phiên tòa ở Kiev, Ukraine ngày 5/9/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Một tòa án ở Ukraine đã quyết định thả ông Vladimir Tsemakh, nhân vật bị bắt giữ 6 tháng trước mà một số quan chức phương Tây cho là liên quan đến vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines cách đây 5 năm. Ông Tsemakh, cựu chỉ huy lực lượng phòng không Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng ở miền Đông Ukraine, đã bị các nhân viên Cơ quan An ninh Ukraine bắt hồi tháng 6 tại khu vực Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng.

Mặc dù Ukraine chưa xác nhận khả năng ông Tsemakh dính líu đến vụ rơi máy bay MH 17, nhưng 40 nghị sĩ châu Âu ngày 4/9 đã đề nghị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bảo đảm ông Tsemakh sẽ được thẩm vấn trong khuôn khổ cuộc điều tra của Nhóm điều tra hỗn hợp (JIT) về vụ rơi máy bay MH 17.

Dốc tiền cho bức tường biên giới, Mỹ muốn đồng minh san sẻ kinh phí

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Makr Esper. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper muốn các đồng minh châu Âu chi trả các dự án tại nước họ sau khi bộ này phải huy động ngân sách để chi trả cho bức tường biên giới của Tổng thống Donald Trump. "Thông điệp mà tôi luôn mang kể từ khi còn là quyền bộ trưởng cho đến nay là tăng cường chia sẻ gánh nặng. Vì vậy, một phần thông điệp sẽ là: Nếu anh quan ngại thì hãy xem xét chi trả cho chúng tôi. Bởi vì trong nhiều trường hợp, cơ sở hạ tầng sẽ được xây dựng tại nước của họ" - Hãng tin Reuters ngày 6/9 dẫn lời ông Esper tại London.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo sẽ rút lại ngân sách của 127 dự án thuộc bộ, trong đó có việc xây dựng trường học, nhà giữ trẻ cho gia đình quân nhân để có 3,6 tỷ USD cho kế hoạch xây bức tường biên giới với Mexico. Ở châu Âu, các dự án sẽ bị ảnh hưởng bao gồm dự án phát triển cơ sở hoạt động cảng tại Tây Ban Nha trị giá 21,6 triệu USD và 59 triệu USD cho kho đạn dược tại Slovakia.

Taliban liên tục mở các cuộc tấn công ở Afghanistan

Một vụ đánh bom khủng bố tại Afghanistan. Ảnh: THX/TTXVN

Giới chức Afghanistan cho biết, các tay súng Taliban ngày 6/9 mở cuộc tấn công lớn vào tỉnh Farah miền Tây Afghanistan, cuộc tấn công mới nhất trong một loạt vụ tấn công vào nhiều tỉnh khác nhau chỉ một ngày sau vụ đánh bom liều chết đẫm máu tại thủ đô Kabul.

Một làn sóng bạo lực đã làm rung chuyển Afghanistan bất chấp dự thảo thỏa thuận hòa bình giữa Mỹ và Taliban, theo đó hàng nghìn binh sỹ Mỹ sẽ rút khỏi nước này đổi lấy các cam kết an ninh của Taliban. Ông Mohibullah Mohib, người phát ngôn cảnh sát tại Farah cho biết, các tay súng Taliban đốt cháy một trung tâm tuyền mộ của quân đội Afghanistan sau cuộc tấn công có phối hợp tiến hành trong đêm từ một số địa điểm xung quanh thành phố Farah.

Người Nhật đổi cách gọi tên ngược lại trước đây thành họ trước, tên sau

Đường phố Nhật Bản - Ảnh minh họa.

Nhật Bản ngày 6/9 đã quyết định thay đổi cách gọi tên riêng của người Nhật theo thứ tự họ trước, tên sau trong các văn bản chính thức bằng ngôn ngữ Latinh, thoát khỏi truyền thống lâu đời gọi tên trước và họ sau như hiện nay.

Đây là đề xuất của Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản Masahiko Shibayama và đã nhận được sự tán thành từ các thành viên khác trong nội các, trong đó có Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono. Trước đó, một số nhà phê bình đã đặt dấu hỏi về tính cần thiết đối với sự thay đổi này kể từ Thế kỷ 19.