49403803402188_3112019.jpgDòng người biểu tình tại thủ đô Caracas. Ảnh: AP
Trong một bài báo đăng tải trên tờ The Wal Street Journal (WSJ), tác giả nhận định, nỗ lực loại bỏ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là bước đi đầu tiên để thực hiện kế hoạch của chính quyền Mỹ, nhằm tăng cường sực kiểm soát tại khu vực Mỹ Latinh và làm suy yếu ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc tại đây. 
Mục tiêu của Mỹ 
Các nguồn tin từ nhật báo của Chính phủ cũng khẳng định, việc loại bỏ quyền lực Tổng thống đương nhiệm Venezuela nằm trong kế hoạch củng cố tầm ảnh hưởng của Mỹ tại châu Mỹ Latinh. Hơn thế, những động thái tiếp theo của Washington có thể sẽ hướng vào Cuba, cũng như "hạn chế sức mạnh của Nga, Iran và Trung Quốc". 
"Mặc dù Washington từ lâu đã nhiều lần chỉ trích chính quyền Maduro và người tiền nhiệm của ông Hugo Chávez, nhưng nhiều quan chức trong bộ máy chính quyền của Tổng thống Trump lại tin rằng, trong việc bảo đảm an ninh quốc gia, Cuba đại diện cho mối đe dọa nghiêm trọng hơn" - bài báo viết. 
Giới chức Mỹ cho rằng, chính Cuba đã chỉ ra các hoạt động tình báo của Cuba tại Mỹ và nỗ lực tuyên truyền tư tưởng "chống Mỹ" tại các quốc gia Mỹ Latinh khác. Do đó, mục tiêu của chính quyền Mỹ lúc này nhằm phá vỡ mối quan hệ giữa Venezuela và Cuba, cũng như khiến chế độ của hai quốc gia này bị sụp đổ. "Venezuela và Cuba nằm trong kế hoạch bị cô lập của Mỹ, cản trở xây dựng mối quan hệ với Nga, Trung Quốc và Iran, gây ra sự bất an đối với Washington" - bài báo của WSJ viết. 
Để phát triển chiến lược này, trong 2 năm qua, chính quyền Tổng thống Trump đã sử dụng nguồn nhân lực, có khả năng tạo ra sức ảnh hưởng, như: nghị sỹ Maurico Claver-Carone, chuyên gia giám sát các mối quan hệ với Mỹ Latinh, trực thuộc Hội đồng An ninh quốc gia; thượng nghị sĩ Marco Rubio và nghị sỹ Mario Diaz-Balart tham gia vào việc soạn thảo các kế hoạch. 
Bài báo còn tiết lộ thêm thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ, sau Venezuela và Cuba, giới chức Mỹ sẽ dành "chú ý đặc biệt" tới Nicaragua. 
Rủi ro lớn
Tuy nhiên, bài báo cũng chỉ ra những rủi ro nghiêm trọng đối với chiến lược của chính quyền Mỹ. Nếu sự ủng hộ đối với chính quyền của thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido không đủ sức mạnh loại bỏ quyền lực của Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, hoặc phá vỡ mối quan hệ giữa Caracas và Havân, khi đó khủng hoảng ở Venezuela càng trở nên nghiêm trọng và Mỹ sẽ "nhúng chân" sâu hơn vào cuộc khủng hoảng này.  
"Trong tình huống chiến lược của Mỹ thất bại, điều này sẽ củng cố thêm vị thế của Nga, Trung Quốc và Iran trong khu vực" - bài báo viết. 
Cũng theo bài báo, rất ít có khả năng Mỹ sẽ lôi kéo các quốc gia khác tham gia chống lại Cuba. "Mặc dù, Venezuela từ lâu đã trở thành "kẻ bị ruồng bỏ" đối với các đồng minh của Mỹ, tuy nhiên ở một số quốc gia khác như Canada và Pháp, hiện tại đã thể hiện mối quan tâm đến Cuba" - bài báo phân tích.