Theo PGS.TS. Vũ Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, nôn mửa là một chứng trạng thường thấy ở trẻ em, rất nhiều loại bệnh đều có thể gây ra nôn mửa. 

images1395334_4.jpgNôn trớ là chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ.

Bởi vì, trẻ em tỳ vị còn non yếu, nôn mửa rất dễ trực tiếp làm tổn hại đến tỳ vị, ảnh hưởng đến công năng thu nạp và vận hóa của tỳ vị. Nếu nặng có thể dẫn đến cơ thể suy nhược, do đó không thể coi thường.

Nôn do bú

Trẻ em bú sữa quá nhiều, ăn uống không điều độ hoặc ăn quá nhiều đồ ngon béo, đến nỗi dạ dày không thu nạp được, tỳ vị không vận hóa nổi, tích trệ trong dạ dày cơ năng chuyển vận thăng giáng mất điều hòa mà gây ra nôn mửa.

Nôn do lạnh

PGS.TS. Vũ Nam cho biết: Nguyên nhân chủ yếu là do trúng khí hư thược, phong hàn, đàm ẩm, đồ ăn ngưng đọng lại ảnh hưởng đến cơ năng vận chuyển không thể đưa khí thanh lên, giáng khí trọc xuống, xông ngược lên mà nôn.

Hoặc do ăn những đồ hoa quả sống lạnh hoặc dùng quá nhiều thuốc đắng lạnh hoặc tỳ vị bị phong hàn xâm phạm vào, người mẹ cho con bú ăn quá nhiều đồ mát lạnh mà làm cho sữa cũng lạnh, trẻ em bú sữa ấy, làm cho vị bị tổn thương mà sinh ra mửa.

Nôn do nóng

Người mẹ cho con bú ăn nhiều đồ cao lương mỹ vị, đồ xào rán cay nóng, gây cho nhiệt tích trong sữa. Vì vậy cho nên, người mẹ ăn đồ nóng sữa nóng, trẻ em bú phải sẽ bị nhiệt độc tích lại ở tì vị hoặc trẻ em ăn quá nhiều đồ cay nóng, xào rán, nhiệt tích lại trong trong vị hoặc phải thời ký ôn nhiệt, ẩn nấp trong đường ruột, tà khí xông lên nhân đó mà tạo thành nôn mửa.

Nôn mửa do giun

Trẻ em bị giun đũa hoặc vị nhiệt nung nấu ở vị hoặc vì bức bách ở trong làm cho giun không yên, nhiễu loạn ở trong, xông ngược lên, phạm vào vị mà sinh ra nôn mửa.

Triệu chứng của nôn mửa do ăn:

Khi phát bệnh người hay nóng, không muốn ăn uống, lợm giọng, bụng trướng đầy, nôn ra sữa và đồ ăn không tiêu, mùi chua khai, hơi thở hôi thối, sắc mặt hơi vàng, lưỡi rêu dày nhờn, mạch trầm sác, chỉ tay sắc tía mà trệ, đại tiện thường chua hôi mà lầy nhầy, tiểu hơi vàng.

Nói về phương pháp điều trị, BS Vũ Nam khuyên nên tiết chế sự ăn uống, khôi phục cơ năng vận hóa, bệnh mới phát sau ba ngày có thể không cần dùng thuốc sẽ tự khỏi.

Phương thuốc: Bài tiêu nhũ hoàn

Hương phụ 80g                                 mạch nha 40g

Sa nhân 20g                                      thần khuc 40g

Trần bì 20g                                       chích thảo 20g

Nếu trong trường hợp vì ăn uống mà nôn nên dùng bài Bảo hòa hoàn

Thần khúc 40g                                  trần bì 20g

Sơn tra        80g                                bán hạ 40g

La bạc tử  20g                                  mạch nha 40g

Cam thảo 20g                                   bạch linh 40g

Liên kiểu 20g

Hoặc dùng bài Hòa vị ẩm

Trần bị 4g                                         hậu phác 3g

Can khương 2g                                 cam thảo 3g

Nôn mửa do hàn:

Triệu chứng: Thông thường ăn hoặc bú vào một thời gian mới nôn mửa ra. Phương pháp điều trị: ôn vận tỳ dương, giánh nghịch, chỉ thổ.

Bài thuốc: Dinh du lý trung thang

Đinh hương 2 nụ                               nhân sâm 4g

Ngô thù du 1g                                   Can khương 2g

Đại táo 2 quả                                    bạch truật 4g

Chích thảo 3g

Trẻ em do ăn đồ lạnh, hàn khí hại mà gây nôn nửa nên sử dụng bài dưỡng trung tiễn

Đảng sâm 8g                                     Hoài sơn 8g

Biển đậu 8g                                       Can khương 2g

Cam thảo 3g                                       Bạch linh 8g

Nôn do nhiệt dùng bài thuớc sau:

Bài thuốc ôn đởm thang gia vị

Trần bì 2g                                         Mạch đông 4g

Bán hạ 4g                                          Trúc nhự 8g

Bạch linh 12g                                    Chỉ thực (sao cám) 3g

Hoàng liên 3g                                    Đăng tâm 2g

Cam thảo 2g./.

Theo VOV

TIN LIÊN QUAN