Ảnh: Sách Nguyễn
Làm bánh mướt là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân Diễn Châu. Chẳng vậy mà đến nay có những xóm ở xã Diễn Hoa có đến cả chục hộ làm nghề. Ảnh: Sách Nguyễn
Được biết, làm bánh mướt quan trọng nhất là khâu chọn gạo tẻ, xay bột và tráng bánh.Tuy không đòi hỏi sự cầu kỳ nhưng rất tỷ mẩn và công phu. Ảnh: Sách Nguyễn
 
Trước hết, đãi gạo sạch đem ngâm trên 3 tiếng đồng hồ cho nở ra rồi xay nhuyễn thành bột nước. Muốn có bánh ngon, sau khi đã xay gạo phải đợi khoảng 2 tiếng đồng hồ cho bột lắng xuống mới đem đi tráng bánh. Ảnh: Sách Nguyễn
 
Những người làm nghề phải thức dậy từ tờ mờ sáng để chuẩn bị các công đoạn nhen lửa, đun nước... Ảnh: Sách Nguyễn
 
Nồi tráng bánh, trên miệng được đặt một lớp vải mịn và đun cho nước sôi. Khi nước sôi, lấy môi múc bột gạo trải mỏng lên lớp vải mịn, rồi đậy vung lại khoảng 3 phút. Công đoạn này đặc biệt quan trọng vì nó quyết định đến sự dày, mỏng của từng chiếc bánh. Ảnh: Sách Nguyễn
 
 
Bánh mướt chấm với nước mắm có thêm ớt và chanh luôn là lựa chọn. Tuy nhiên, với người dân quê ngày nay còn làm cả nham từ rau nhút hoặc củ chuối ăn kèm. Sang hơn có thể ăn với xáo lòng, vịt, gà... Ảnh: Sách Nguyễn
Với người dân Diễn Châu, bánh mướt là món ăn sáng quen thuộc, chỉ cần 2.000 đồng là đã có đĩa bánh mướt. Trong ảnh là cảnh chờ mua bánh mướt để đưa về. Ảnh: Sách Nguyễn
 
Cũng có những người ăn tại chỗ. Với người dân quê ở Diễn Châu, thời điểm ăn sáng cũng là lúc để mọi người bàn chuyện trong làng, ngoài xã, để sau đó là một ngày làm việc mới với những lo toan, tất bật. Với những người ở nơi khác đến thì đây là món ăn gây không ít sự tò mò bởi hương vị đặc trưng của bánh, để ăn một lần rồi nhớ mãi. Ảnh: Sách Nguyễn