Tê buồn chân tay trong Đông y còn gọi là Tê bì (ma mộc), người bệnh thường bị căn bệnh này tấn công khi sức đề kháng yếu.
Tê buồn chân tay trong Đông y còn gọi là Tê bì (ma mộc), người bệnh thường bị căn bệnh này tấn công khi sức đề kháng yếu. Nguyên nhân chính là do: Phong, hàn, thấp, nhiệt cộng với tình trạng suy nhược của cơ thể gây ra.
Cơ chế bệnh căn bản của triệu chứng tê là ở “không thông thì đau”, mấu chốt chữa trị cũng là ở “thông”. Dựa vào sự khác nhau của nhân tố gây bệnh như gió, lạnh, ẩm, nóng mà chọn các phương pháp chữa trị bằng ăn uống tương tự như thông gió, tản lạnh, thông ẩm, giải nhiệt. Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc đơn giản hỗ trợ điều trị chứng tê.
Bài 1: Hành củ 4 củ, phòng phong 9g, gạo tẻ 50g, hành củ thái nhỏ cùng phòng phong sắc lấy nước thuốc, cho gạo tẻ vào nước thuốc, thêm nước vừa đủ nấu cháo ăn, dùng cho tê chạy do gió lạnh dẫn tới, khớp đau không cố định
Bài 2: Xích đậu 30g, khương hoạt 10g, khương hoạt sắc lấy nước bỏ bã, cho xích đậu vào nấu chín, ăn mỗi ngày hai lần, dùng cho tê chạy, khớp đau không cố định.
Bài 3: Gừng tươi 3 lát, bạc hà 3g, gạo tẻ 50g, đường đỏ vừa đủ. Bạc hà thêm nước đun qua, sau cho gạo tẻ, gừng, đường đỏ cùng nấu cháo, khi sắp chín, đổ nước bạc hà vào, nấu thêm một lát rồi ăn, dùng cho người bị gió lạnh gây tê, khớp sưng đau.
Theo SK&ĐS