Sau đây là ý kiến của ông Yunus Soner, Phó Chủ tịch Đảng Kemalist Vatan (Đảng yêu nước) của Thổ Nhĩ Kỳ về những lý do chính trị khiến Hoa Kỳ thực hiện động thái như vậy, cũng như về hậu quả của quyết định đó. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Yunus Soner nhận xét:
"Danh sách này là một nỗ lực mới của Hoa Kỳ nhằm duy trì vị trí của họ trên trường quốc tế, trong khi Mỹ đang rơi vào thế bị cô lập phạm vi toàn cầu. Mỹ đang hành động không chỉ chống lại Nga, mà còn chống lại tất cả các nước trong khu vực Âu Á và khu vực châu Á đang đối tác với Nga. Washington rất lo ngại về việc Liên minh Kinh tế Á Âu có thể thay thế vị thế bá chủ của Mỹ. Tuy nhiên, những nỗ lực của chính quyền Hoa Kỳ sẽ không thành công…
Cũng giống như phiên tòa xét xử Phó Giám đốc điều hành ngân hàng nhà nước Halkbank của Thổ Nhĩ Kỳ (Mỹ cáo buộc ông vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Iran -ed.) đã không ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ-Iran, cái gọi là "danh sách Kremlin" sẽ không có tác động tiêu cực đối với sự hợp tác kinh tế và chính trị của Nga với các đối tác Tây Á và các nước Á-Âu khác. Hơn nữa, bước đi này của Mỹ lại một lần nữa cho thế giới thấy rằng, các công cụ để gây áp lực mà Mỹ sử dụng kể từ thời gian Chiến tranh Lạnh đều là không hiệu quả. Mỹ nên từ bỏ các công cụ đơn phương để áp đặt ý chí của họ và nên giữ vị thế của họ trong hệ thống toàn cầu đa cực hiện đại ", ông Yunus Soner nói.
"Chúng ta đang chứng kiến vốn tài chính và nền kinh tế biến thành những công cụ chính trị. Nếu Nga bị cô lập về kinh tế, điều này sẽ gây ra phản ứng chính trị nghiêm trọng, dẫn đến sự chia rẽ giữa Nga và Mỹ trong lĩnh vực kinh tế. Và điều đó sẽ làm gia tăng sự căng thẳng, thậm chí có thể dẫn đến cuộc chiến tài chính ", -ông Ozdemir cho biết.