Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện nay số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người. Tuy nhiên, con số thực tế cao hơn nhiều lần  do đây là hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình.

images1542629_ma_tuy_mtnk.jpg

Đây là thông tin được đưa ra trong Hội nghị triển khai chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020, do Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tổ chức sáng nay (12/5), tại Hà Nội.

Hiện nay, trên cả nước xuất hiện nhiều đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm mới như môi giới mại dâm thông qua Internet, Facebook, Zalo… 80% đối tượng chủ chứa, môi giới có độ tuổi 18 đến 25.

Đối tượng mại dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau, trong đó chủ yếu đối tượng không nghề nghiệp ổn định, làm ăn tự do chiếm hơn 75%.

Ảnh minh họa!

Tại các thành phố, xuất hiện trở lại các tụ điểm mại dâm ở khu vực công cộng, tác động xấu đến môi trường văn hóa, trật tự an toàn xã hội gây bức xúc trong dư luận. Tệ nạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã  hội, nguy cơ lây lan các bệnh xã hội, HIV/AIDS ngày càng tăng. Tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán ma túy, sử dụng trái phép chất ma túy, mua bán phụ nữ và trẻ em…

Ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, giai đoạn 2016-2020, tiếp tục nghiên cứu xây dựng pháp lệnh phòng chống mại dâm để nâng thành Luật phòng chống mại dâm, với trọng tâm là phòng ngừa là chính; tăng cường xây dựng các chính sách nâng cao khả năng tiếp cận của các nhóm yếu thế.

Xây dựng và thực hiện thí điểm các mô hình phòng chống mại dâm, như mô hình giúp người hoạt động mại dâm trong cộng đồng và Trung tâm công tác xã hội, mô hình về trợ giúp pháp lý; mô hình câu lạc bộ đồng đẳng; kiên quyết triệt phá, đấu tranh loại bỏ bóc lột tình dục, hoạt động tình dục…/.

Theo VOV

TIN LIÊN QUAN