Ngoại trừ vắng mặt ở trận gặp Indonesia vì bị chấn thương lúc khởi động, Công Phượng có mặt 3 trận gặp đội tuyển Thái Lan, Malaysia và UAE. Nếu như trận gặp Thái Lan, đầu hiệp 2 Công Phượng được ông Park tung ra sân thay cho Tiến Linh thi đấu không thành công. 45 phút thi đấu trên sân, Công Phượng chuyên ngồi trên ghế dự bị CLB Sint Truidense chỉ để lại dấu ấn bằng mấy pha sút hụt bóng.
Tiền đạo “tấn công không ghi bàn”
Vắng bóng ở trận đấu Indonesia do chấn thương khi khởi động, nhưng Công Phượng lại bất ngờ có mặt ở đội hình xuất phát trận đấu với Malaysia, thi đấu 63 phút trước khi ra sân nhường chỗ cho Anh Đức. Đây là trận đấu mà Quang Hải ghi bàn thắng ở phút 40, trong thế phòng ngự phản công, nhưng Công Phượng lại bị thay ra bằng lão tướng Anh Đức. BHL đội tuyển không muốn các cầu thủ Malaysia có cơ hội phản công trong các tình huống mất bóng của tiền đạo xứ Nghệ này.
Công Phượng. Ảnh tư liệu Hải Hoàng
Trên sân Mỹ Đình, trong trận gặp UAE thì Công Phượng được tung vào sân từ phút 68 thay Văn Toàn, trong vai tiền đạo cánh. Rõ ràng khi đang dẫn đối phương 1-0 thì ông Park kỳ vọng cầu thủ xứ Nghệ với cái duyên “sút tung lưới” các đội bóng Tây Á 5 lần sẽ tỏa sáng. Trong thế hơn người, ông Park kỳ vọng học trò cưng sẽ có bàn thắng khi các cầu thủ UAE dâng lên tấn công.
30 phút trên sân dù chỉ có 16 lần chạm bóng nhưng Công Phượng đã có 5 pha xâm nhập vòng 16,5m của UAE, tung được 1 cú sút. Chỉ thi đấu bằng nửa thời gian so với Văn Toàn nhưng Công Phượng cũng tung ra 11 đường chuyền, tỷ lệ thành công 81,8% trong đó có 1 đường chuyền quyết định. Số lần gây sức ép trên khung thành của UAE từ Công Phượng là 7, so với đồng đội là con số chấp nhận được.
So với những trận đấu với Thái Lan, Malaysia, trận đấu này các cầu thủ UAE đá thấp đội hình hơn, không tranh chấp quyết liệt như các cầu thủ khu vực Đông Nam Á. Nghĩa là, Công Phượng luôn nhận bóng với những tình huống hết sức thuận lợi. Người ta thấy Công Phượng có đủ không gian và thời gian để xử lý bóng. Nhưng càng khát khao có bàn thắng, cố tìm cơ hội thì Công Phượng lại càng xử lý rối rắm, mất cơ hội của chính mình và đồng đội.
Thực tế, lối đá hiện nay của Công Phượng chỉ làm tốt nhiệm vụ thu hút đối phương và gần như bỏ quên những khâu kiến tạo và ghi bàn. Các pha đi bóng của Công Phượng chỉ phù hợp với thời điểm cuối trận đấu, cần cầm bóng kéo dài thời gian chứ không cần thêm bàn thắng.
Khá nhiều tình huống, nếu không rê dắt mà chuyền bóng cho đồng đội hoặc mạnh dạn dứt điểm thì tốt hơn, nhưng rốt cuộc Công Phượng lại chọn phương án tồi nhất. Thực ra, cầu thủ của CLB Sint Truidense quá tham rê dắt khiến hậu vệ đối phương áp sát và ngăn chặn kịp thời.
Hơn ai hết, ông Par là người hiểu Công Phượng. Ảnh tư liệu Hải Hoàng Cách dùng người của ông ParkHơn ai hết, ông Park là người hiểu Công Phượng. Ông tung Công Phượng vào sân để phá lối đá của đối phương hơn là kiến tạo và ghi bàn. Trong lối đá phòng ngự phản công hiện nay của đội tuyển, thì Quang Hải, Văn Toàn phù hợp hơn nhiều so với Công Phượng.
Trong trận đấu tiếp theo HLV Akira Nishino lâm vào thế buộc phải giành chiến thắng trước chủ nhà Việt Nam; khi cần tiền đạo có kỹ thuật cầm bóng, độc lập tác chiến trong vòng vây của các cầu thủ Thái Lan thì trong đội tuyển Việt Nam không ai tốt hơn Công Phượng. Nên trong trận gặp UAE có thể ông Park Hang-seo tung Công Phượng vào sân để chuẩn bị cho trận đối đầu với người Thái hơn là để ghi thêm bàn thắng.