Súng trường tấn công Type 56-2 được xem là phiên bản "nhái" khẩu AKM - phiên bản cải tiến của khẩu tiểu liên huyền thoại AK-47.
Nếu Type 56 được Trung Quốc sản xuất dựa trên giấy phép của Liên Xô như một biến thể của súng trường tấn công AK-47, thì ở trường hợp của Type 56-2 lại hoàn toàn khác khi nó được phát triển trong giai đoạn mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow xấu đi trong những năm 1970. Tuy nhiên, súng trường tấn công Type 56-2 vẫn may mắn thừa hưởng các cải tiến từ AKM giúp nó hoạt động ổn định hơn người tiền nhiệm Type 56 của mình. Nguồn ảnh: cn1n.com Giống như trường hợp của Liên Xô, trong quá trình sử dụng Type 56, mẫu súng này lộ nhiều điểm hạn chế nhất định như có trọng lượng quá lớn và độ chính xác thấp. Do đó trong đầu những năm 1960 Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu nghĩ tới việc tìm cách thay thế Type 56 hay ít nhất là cải tiến nó trong bối cảnh Moscow ngưng hợp tác quân sự với Bắc Kinh. Nguồn ảnh: military-today. Những mãi đến cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, khẩu Type 56-2 mới xuất hiện và được xem là một biến thể AKM của Trung Quốc. Dù vậy thời điểm này Quân đội Trung Quốc đã không còn mặn mà với thiết kế của Type 56 và đã bắt đầu phát triển các dòng súng trường tấn công thế hệ mới khác, do đó Type 56-2 không được đưa vào trang bị rộng rãi và chỉ phục trong các đơn vị an ninh vũ trang của Trung Quốc. Súng trường tấn công Type 56-2 được xem là biến thể cải tiến rõ nét nhất so với Type 56 hoặc các biến thể trước nó mặc dù có thiết kế tương tự Type 56. Một trong những điểm dễ nhận biết nhất giữa Type 56 và Type 56-2 chính là thiết kế báng súng gấp của nó giống như những gì Liên Xô đã làm trên AKS-47 hoặc AKMS. Nguồn ảnh: armslist.com. So với Type 56, Type 56-2 có thiết kế gọn hơn rất nhiều với việc loại bỏ các chi tiết phụ như lưỡi lê cố định hay cải tiến vật liệu chế tạo. Kiểu báng gấp kim loại của nó cũng được làm khác đi so với AKMS với báng súng được gấp về phía bên trái của thân súng ngay vị trí cò và hộp tiếp đạn. Nguồn ảnh: thechineseak-47.com Type 56-2 vẫn sử dụng mẫu đạn tiêu chuẩn 7.62x39mm của Liên Xô và vẫn sử dụng cơ chế lên đạn bằng khí nén cùng với bolt xoay, nó cũng có lẫy chuyển độ bắn tương tự như trên Type 56 với “khóa an toàn”, bán tự động và tự động. Nhìn chung thiết kế của Type 56-2 không có nhiều thay đổi về mặt cơ hoạt động so với Type 56 lẫn AK-47. Nguồn ảnh: Military Wiki. Mẫu súng trường tấn công này cũng mang các đặc tính của AK-47 như có thiết kế đơn giản, dễ chế tạo và gia công. Nó hoạt động đáng tin cậy trong nhiều điều kiện môi trường lẫn tác động từ bên ngoài và cũng không đòi hỏi bảo dường thường xuyên như một số dòng súng trường tấn công khác. Nguồn ảnh: military-today. Type 56-2 được đánh giá khá thân thiện với người sử dụng kể cả là tân binh, cách tháo lắp mẫu súng này cũng tương đối đơn giản và chỉ mất vài phút bằng tay không cần tới bất cứ công cụ hổ trợ nào. Do đó bên cạnh việc trang bị cho lực lượng cảnh sát vũ trang, Type 56-2 còn được trang bị cho lực lượng dân quân tự vệ Trung Quốc. Nguồn ảnh: jaybe-militaria. Trọng lượng cơ bản của Type 56-2 là khoảng 3.9kg kể cả đạn trong khi đó ở Type 56 lên tới 4.1kg chưa bao gồm đạn, nó có chiều dài khi gấp báng là 654mm và khi mở báng là 878mm, chiều dài nòng súng là 415mm. Trong ảnh là biến thể Type 56-2 cải tiến với thanh rail hỗ trợ gắn thêm súng phóng lựu cầm tay và kính ngắm quang học. Nguồn ảnh: firearmsworld.net. Tầm bắn hiệu quả của Type 56-2 là từ 300-400 với tầm ngắn là 800m không có nhiều cải tiến so với Type 56, tốc độ bắn tối đa của súng là gần 600 viên/phút và ở điều kiện tác chiến là 40-100 viên/phút. Nhược điểm lớn nhất của Type 56-2 vẫn là độ chính xác kém khi bắn của nó ngay cả ở tầm gần. Nguồn ảnh: military-today. Dù không thực sự toàn diện nhưng nhìn chung súng trường Type 56-2 vẫn được xem là một trong những biến thể thành công nhất của Type 56, khi nó xuất hiện tại hầu hết mọi cuộc xung đột vũ trang trên thế giới và đang được sử dụng bởi quân đội nhiều nước nhất là tại Trung Đông và Châu Phi. Nguồn ảnh: tiexue.net. Theo Kienthuc.net