Tạp chí Mỹ Forbes lo ngại về khả năng bố trí chiếc MiG-31K với tên lửa trông rất giống với Kinzhal ở vùng Kaliningrad. Tác giả bài báo cho rằng đây là "lời đe dọa báo thù" từ phía Nga.
Trước đó, trên mạng xuất hiện một đoạn video được cho là cảnh chiếc MiG-31K hạ cánh xuống căn cứ không quân ở ngoại ô Kaliningrad.
Bài báo lưu ý rằng nếu Kinzhal phóng đi từ các nước Baltic, thì chỉ sau 7-10 phút tên lửa sẽ có thể bay đến hầu hết các thủ đô Tây Âu.
Tầm phóng của tên lửa Kh-47 Kinzhal là 2.000 km. Phát triển tốc độ đến mức gấp chục lần tốc độ âm thanh, tên lửa không chừa lại thời gian cho các hệ thống phòng không để phản ứng, - tác giả tài liệu đánh giá. Theo quan điểm của ông này, động thái triển khai MiG-31K ở khu vực Kaliningrad rất có thể là "lời cảnh báo có mục tiêu" hướng tới NATO.
Trong khi đó, TSKH Lịch sử Alexei Podberezkin- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị-Quân sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Học viện Ngoại giao Quốc gia Moskva của Liên bang Nga (MGIMO) đã cho nhận xét về bài viết trên báo Mỹ.
"Đương nhiên, đây có thể là lời cảnh báo nghiêm khắc. Bởi việc bố trí như vậy thực tế làm giảm giá trị của tất cả các hệ thống phòng không chống tên lửa mà Mỹ đã triển khai cho đến thời điểm này, cả ở Baltic và ở châu Âu. Ngoài ra, còn biến hệ thống nói trên thành dễ bị tổn thương, không chỉ các mục tiêu cơ bản trên đất liền mà cả trên biển. Một cú đòn đánh của tên lửa siêu thanh trúng đích sẽ là đủ để tiêu diệt toàn bộ cỗ hàng không mẫu hạm lớn nhất. Do đó, động thái này sẽ ảnh hưởng tổng thể đến sự thay đổi cán cân sức mạnh".
"Tiêm kích MiG-31K là một trong những máy bay mang tên lửa siêu thanh hiện hành. Và ở đây có điểm cộng nữa là tầm bay xa của bản thân chiếc MiG và phạm vi bắn của tên lửa siêu thanh. Những khả năng xuất sắc này bổ sung cho nhau có nghĩa là bất kỳ chủ thể nào ở châu Âu cũng đều nằm trong tầm tay ra đòn của tên lửa siêu thanh", TSKH Alexei Podberezkin phân tích./.