Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa/Nguồn Internet

Uống chậm

Trung bình cơ thể bạn cần khoảng 1 giờ đồng hồ để “tiêu hóa” hết 30ml thức uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh thì cơ thể càng mất khả năng chống lại sự “tấn công” của chất cồn.

  1. Kết hợp ăn trong lúc uống

Dù vui thế nào bạn cũng nên vừa ăn vừa uống. Nên uống từ từ để cơ thể có thời gian chuyển hóa lượng cồn đã uống vào để tránh lượng cồn tồn đọng do uống quá nhanh sẽ tràn vào máu, dễ gây ngộ độc. Loại thức ăn thích hợp nhất trước mỗi “bữa nhậu” là sữa và gan lợn. Gan lợn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể.

Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu sẽ bị thiếu hụt vitamin B, và gan lợn là nguồn bổ sung vitamin B dồi dào nhất.

Bạn cũng có thể dùng những loại thức ăn như củ cải trắng, rau cải trắng, rau cần, những món ăn chế biến từ đậu xanh, các món nhiều dầu, mỡ, các loại trái cây như cam, chanh, quýt, dâu tây… trong khi uống rượu.

Những món ăn đó sẽ giúp trung hòa, giảm lượng cồn hấp thụ hoặc phân giải cồn trong rượu, giúp bạn vẫn có thể cụng ly mà không quá say.

  1. Tuyệt đối không pha trộn

Việc pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn sẽ làm bạn say nhanh chóng. Vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng cần tránh uống lẫn lộn các thức uống có cồn với nhau.

Không pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn. Ảnh minh họa/Nguồn Internet

Nôn hết nếu có thể

Trong khi uống rượu, nếu bạn có cảm giác buồn nôn, hãy vào toilet và nôn hết mọi thứ. Tránh kìm nén hoặc dùng thuốc chống nôn, vì như vậy, bạn đã vô tình giữ lại những chất độc mà cơ thể đang cố gắng vận dụng cơ chế tự bảo vệ để đào thải ra ngoài. Sau khi nôn, bạn có thể bổ sung nước, điện giải và năng lượng bằng một ly nước ép trái cây hoặc nước chanh đường. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng một bát cháo loãng. Cháo dễ tiêu hóa, khiến bạn không có cảm giác nặng bụng.

  1. Cố gắng vận động sau khi uống

Trong lúc uống rượu nói nhiều, hay  cười đùa, điều này sẽ giúp làm bay bớt hơi rượu.

Khi uống xong, nếu bạn không tham gia hát hò cùng mọi người để dã rượu mà quay về nhà, thì cố gắng không nằm gục, hãy đi lại cho thoải mái để tỉnh rượu.

Dấu hiệu nhận biết say rượu và ngộ độc rượu

Dấu hiệu say rượu: Chếnh choáng; Nói líu lưỡi; Phối hợp cơ thể kém; Mất thăng bằng; Buồn nôn, nôn.

Dấu hiệu ngộ độc rượu: Thời gian chậm nhất là 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn Methanol, các triệu chứng của ngộ độc rượu sẽ xuất hiện gồm:

- Bất tỉnh, gọi hỏi không biết. Co giật. Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo.

- Thở khò khè, ứ đọng đờm rãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.

- Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh.

- Đại tiện, tiểu tiện ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường)

- Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai. Rối loạn cảm nhận về màu sắc.

- Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng. Mệt nhiều.