Cho bé uống nước hoặc bú sữa
Đây là mẹo vặt hay và cũng là giải pháp dễ dàng, hiệu quả trong việc trị nấc cụt. Bạn có thể dùng muỗng cho bé uống từng ngụm nước chín để nguội. Đối với trẻ sơ sinh, bạn hãy cho bé bú mẹ ngay thay vì cho trẻ uống nước.
Với trẻ đã ăn dặm, bạn có thể cho trẻ uống từ từ hết khoảng 100ml nước. Nếu trẻ ở độ tuổi lớn hơn, bạn hãy cho trẻ uống từng ngụm nhỏ kèm theo động tác thở sâu và ngồi ở tư thế gập đầu gối. Hầu hết các bé đều khỏi nấc cụt với cách chữa này.
Làm cho bé khóc
Dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé nhiều lần hoặc làm cho bé khóc. Mẹo vặt này sẽ làm thần kinh thực quản của bé giãn ra và từ đó triệu chứng nấc cũng mất theo.
Mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Mẹ phải lưu ý rằng, mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và nhẹ nhàng. Cách này có thể giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược.
Ngoài ra, bạn có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút, hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại như thế 15-20 lần.
Dùng mật ong
Các mẹ có thể dùng vài giọt mật ong để giúp trẻ qua được cơn nấc. Mẹ nên dùng gạc rơ lưỡi rơ quấn vào ngón tay trỏ, chấm ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi rất dễ bị ngộ độc do dị ứng với mật ong. Vì vậy, chỉ nên sử dụng cách này cho trẻ lớn.
Cho trẻ ăn đường
Vị ngọt của đường sẽ đánh lừa được hệ thần kinh thực quản, giúp bé tránh khỏi cơn nấc cụt. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng cho các trẻ lớn từ 2 tuổi trở lên thôi mẹ nhé.
Sử dụng hạt cây hồi
Nước uống hạt cây hồi có tác dụng chữa nấc hiệu quả, mẹ dùng bát nước sôi rồi bỏ ít hạt hồi vào trong đó. Đợi 15 phút cho nguội và mang cho bé uống. Cách này cũng chỉ áp dụng được với các bé lớn thôi mẹ nhé. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể chữa nấc bằng cách cho bé uống nước.
Ngăn ngừa chứng nấc cụt cho trẻ
Mỗi khi bé bị nấc cụt, mẹ thường phải loay hoay thử hết cách này đến cách khác để giúp bé hết nấc. Cách tốt nhất là mẹ nên ngăn ngừa chứng “khó chịu” này bằng cách thay đổi các thói quen ăn uống của bé dưới đây.
- Chia làm nhiều bữa ăn: Dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên chỉ chứa được lượng sữa nhất định. Nếu cho bé ăn quá nhiều sẽ khiến tình trạng nấc cụt và nôn diễn ra thường xuyên. Do đó, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn của bé ra làm nhiều lần trong ngày và không nên ép bé ăn uống thêm khi bé đã cảm thấy no.
- Vỗ nhẹ lưng lúc cho bé bú: Khi bé đã bú được nửa cữ sữa, mẹ nên ngừng lại và vỗ nhẹ vào lưng bé để bé ợ hết hơi thừa trong dạ dày đồng thời giảm tốc độ chảy của sữa. Cách này không chỉ có tác dụng ngăn nấc cụt mà còn giúp bé không bị đầy bụng.
- Cho bú đúng cách: Tư thế đúng khi cho bé bú là đầu bé cần cao hơn thân mình và miệng bé phải ngậm trọn ti của mẹ. Nếu mẹ cho bé bú bình thì hãy cầm bình sữa theo hướng 45 độ để sữa chảy tràn đầy núm vú còn không khí bị đọng lại dưới đáy bình. Có như vậy mới hạn chế lượng khí đi qua miệng vào dạ dày.
Với những mẹo vặt trị nấc cụt ở trẻ nhỏ này, hi vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc con trẻ.