Duy trì sử dụng
Hoặc thay vì ngắt hẳn nguồn, bạn có thể để thiết bị điện tử ở chế độ chờ trong một khoảng thời gian nhất định. Khi ở chế độ chờ, các thiết bị này không tắt hẳn, điều này cũng giúp sinh nhiệt và đặc biệt là tiết kiệm điện năng so với việc phải bật các thiết bị khi bạn không có nhu cầu.
Đóng cửa và bật điều hòa
Mỗi ngày nên thực hiện điều này 1,2 lần, mỗi lần 10-15 phút. Đây là cách khắc phục nồm ẩm hữu hiệu và được sử dụng nhiều nhất.
Sử dụng các thiết bị chống ẩm
Nên để tủ chống ẩm trong điều kiện độ ẩm khoảng 30 - 55% . Tuy nhiên, cần lưu ý không nên bảo quản trong môi trường quá khô vì sẽ ảnh hưởng đến chi tiết máy.
- Luôn đóng kín cửa: Sàn nhà đổ mồ hôi, các vật dụng ướt nhẹp là những điều vô cùng khó chịu do trời nồm mang lại. Ở điều kiện bình thường, chỉ cần mở cửa đón gió tình hình sẽ được cải thiện. Tuy nhiên khi nồm, những cơn gió mang độ ẩm cao thổi vào nhà chỉ khiến thêm ẩm ướt.
- Lau nhà bằng giẻ khô: Hơi nước ẩm ướt luôn có trong không khí khi trời nồm. Do đó, sẽ mang lại tác dụng ngược nếu bạn có ý định cải thiện cho vật dụng, hay sàn nhà bằng các giẻ ướt, ẩm. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại khăn, giẻ khô lau chùi để thấm hút lượng nước đọng trên đồ dùng.
- Bật điều hòa chế độ khô: Nếu nhà bạn có điều hòa hai chiều, hãy bật chế độ khô. Trong điều kiện thời tiết lạnh ẩm, điều hòa là phương pháp tối ưu để cải thiện tình trạng ướt nhẹp. Không khí khô, ấm từ điều hòa sẽ hút hơi nước có trong không gian, làm nhà cửa thông thoáng, giúp bảo vệ sức khỏe cả gia đình.
- Không bật quạt: Không nên bật quạt khi trời nồm ẩm. Bởi gió sẽ hút không khí ẩm khiến cho nhà càng trở nên ẩm ướt; bởi vậy, tuyệt đối không bật quạt để tránh cho nhà cửa thêm ướt khi trời nồm ẩm.
- Sử dụng tinh dầu thơm: Để tránh mùi hôi do trời nồm, bạn có thể sử dụng tinh dầu thơm để ở góc nhà. Nên dùng các mùi nhẹ như lavender, chanh để ngôi nhà có mùi thơm dễ chịu nhất.