Ngày đầu cho con đi nhà trẻ giống như là một cực hình với các ông bố, bà mẹ vì phải chứng kiến cảnh con kêu khóc, sợ hãi đến lạc giọng.
Bé không chịu đi mẫu giáo - bài toán nan giải của nhiều phụ huynh:
Đối với mỗi ông bố, bà mẹ, việc cho con đi học mẫu giáo luôn là một bài toán rất nan giải nhất là giai đoạn đầu cho bé tập làm quen với trường lớp. Hầu hết, những ngày đầu đi nhà trẻ các bé đều không chịu, thường quấy khóc, đòi về.
Chia sẻ về vấn đề này, một số phụ huynh chia sẻ:
- "Bé nhà tôi, năm nay 3 tuổi. Tôi muốn gửi con đi nhà trẻ để đi làm nhưng mấy ngày qua, tôi cảm thấy vô cùng bất lực và không biết làm cách nào để con chịu đi lớp.
- Ngày đầu đưa con đến lớp, vừa truyền tay cho cô giáo cái là con khóc thét lên, vì sợ người lạ. Nhưng tôi vẫn đưa con cho cô vì nghĩ rằng 1, 2 ngày đầu con sẽ quen.
- Tuy nhiên, đến buổi tối đón con về thì thấy con trong tình trạng lờ đờ, giọng đã khản cả đi. Cô giáo cũng nói là hôm nay con khóc nhiều quá, các cô dỗ sao cũng không được.
- Tôi nhìn con mà ứa nước mắt. Về nhà cứ hễ nhắc đến từ đi lớp hay cô giáo là bé lại khóc và nói "con không muốn đi, con không muốn đi". Tôi lo quá chưa nghĩ ra cách nào để có thể gửi con đi lớp được cả chứ cứ để con kêu khóc như vậy, tôi cũng không đành".
- Lần đầu đi nhà trẻ, con khóc nhiều quá đến nỗi cô giáo phải gọi điện cho mẹ. Thương con, mình lại phóng xe đến đón con về. Những lần sau cũng vậy, bé không chỉ khóc mà còn bỏ ăn, nhìn thấy mẹ sắp đồ cho đi lớp là bé đã khóc và đòi vứt bỏ rồi. Thế là mình đành thuê người giúp việc trông con. Đến bây giờ muốn con đi mẫu giáo nhưng cũng không biết nên làm thế nào để con chịu cả".
Dấu hiệu nào nhận biết trẻ chưa sẵn sàng đi mẫu giáo?
Đi mẫu giáo sẽ mang lợi ích nếu bé có đủ 2 yếu tố phát triển là não bộ và 1 vài kĩ năng giao tiếp tối thiểu. Nhưng khi có ý định cho con đi mẫu giáo, các bậc phụ huynh cần để ý xem con mình đã thực sự sẵn sàng cho khởi đầu mới này chưa.
Nếu bé có 1 hoặc cả 2 dấu hiệu sau đây là vẫn chưa nên cho đi nhà trẻ sớm, nên để 1 thời gian (2-3 tháng nữa) thì hãy quyết định:
Nếu bé chỉ thích bám vào mẹ, ít hoạt động và ít chơi với các bé khác gần nhà, hoặc cả người thân khác ngoài mẹ.
Nếu bé vẫn chưa biết 1 số kĩ năng cơ bản như nói bập bẹ, biết kêu mẹ khi đi vệ sinh, biết tự mang giày, dép, quần, đầm (nhưng áo có thể chưa biết vì não bộ chi phối kĩ năng phần trên sẽ trễ hơn), biết tự nhai.
Làm gì để khuyến khích bé đi mẫu giáo?
Tuần đầu tiên đi mẫu giáo có lẽ làm bé rất nhiều áp lực vì bé phải làm quen với nhiều cái mới và nhiều người lạ. Cha mẹ có thể làm giảm áp lực cho bé bằng các cách sau:
Hãy giành 2 tuần trước ngày đi nhà trẻ để nói về các hoạt động trong lớp mẫu giáo sẽ có. VD: như có cô giáo, có bạn học, có đồ chơi, con phải xin đi vệ sinh khi con mắc tiểu. Cha mẹ nên dẫn bé đến lớp mẫu giáo mà định cho bé học để xem và chơi cùng 10-15 phút để các bé quen dần không khí trước ngày đi mẫu giáo chính thức.
Luôn hỏi bé về việc liệu con có chia sẻ đồ chơi với mẹ không khi chơi cùng bé ở nhà. Cùng với đó, hãy dạy trẻ kỹ năng kết bạn, hòa đồng với bạn bè như nhường đồ chơi cho bạn... Bạn có thể cho bé đi ra công viên hay sân chơi để bé tập tự làm quen với các bạn.
Buổi sáng ngày đến trường thì khuyến khích bé tự mặc đồ, tự lấy balo, tự đánh răng và lấy món đồ chơi mà bé yêu thích muốn mang theo. Bạn đừng làm giúp bé.
Đừng đến trường quá sớm, đợi có cô giáo và các bạn khác đã đến, nói với bé là bạn sẽ đến đón bé và tạm biệt bé nhẹ nhàng và bước đi nhanh, đừng nhìn lại. Bé sẽ sớm hòa nhập vào lớp.
Theo những nghiên cứu: Nếu bạn nhìn lại làm bé khó hòa nhập với lớp hơn, bé sẽ ngồi 1 góc chỉ ôm đồ chơi và chờ bạn đến đón. Nhưng khi đến giờ đón bé, bạn nên đến đón đúng giờ để bé không phải chờ đợi lâu.
Theo GD&TĐ