Điều hòa “Made in China” nhưng lại được lắp trong vỏ hàng Thái Lan, Nhật Bản rồi gắn mác thương hiệu lớn để  đội giá lên gấp 3 lần khiến nhiều người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền lớn mua hàng kém chất lượng. 

Đó là hiện tượng đang xảy ra ở Hà Nội. Đơn cử như hình thức bên ngoài của điều hòa Daikin “dởm” Trung Quốc và điều hòa Daikin “xịn” “made in Thailand” tương đối giống nhau, người dùng khó có thể phân biệt được.

Trên các cục nóng của các điều hòa luôn ghi rõ nguồn gốc xuất xứ (tức sản xuất ở đâu); nhưng với những người làm ăn gian dối, muốn đánh tráo thì họ đều có thể lột tờ tem mác đó ra và làm nhái giống y như thật.

Một chiếc máy điều hòa Trung Quốc công suất 9.000 BTU có giá bán tầm 6 triệu đồng/chiếc, tuy nhiên, với cách đánh tráo, “nâng đời” lên điều hòa “made in Thailand”, mức giá được đội lên thành 9 triệu đồng/chiếc. Như vậy, các nhà buôn được lời gấp 3 lần so với giá thực chất của nó.

“Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh còn quảng cáo sai lệch về tính năng, công dụng của sản phẩm, đưa những hình ảnh bắt mắt, chỉn chu để đánh lừa khách hàng vì thực tế hàng hóa không đáp ứng được như quảng cáo”.

Để phân biệt điều hòa “made in Trung Quốc” và điều hòa chính hãng, theo chuyên gia về điện máy, các khách hàng có thể căn cứ vào phiếu bảo hành sản phẩm, mỗi một sản phẩm Panasonic, Daikin bán ra thông qua đại lý chính hãng đều có phiếu bảo hành sản phẩm, trên phiếu bảo hành có tem chống giả. Khách hàng cũng có thể tìm hiểu thông số kỹ thuật, model sản phẩm trên trang web chính thức của hãng.

điều hòa, điều hòa 2016, mua điều hòa nào tốt nhất, sốt điều hòa mùa nóng, cảnh giác khi mua điều hòa, điều hòa Trung Quốc

Khách hàng có thể tìm hiểu thông số kỹ thuật, model sản phẩm trên trang web chính thức của hãng.

Qua các quan sát màu sắc máy, tem chống giả, cách sắp xếp trên mặt lạnh của máy và các phím sắp xếp trên điều khiển so với hình ảnh sản phẩm trên website chính hãng, cũng giúp người dùng hạn chế mua phải điều hòa giả, kém chất lượng.

Theo Vietnamnet/ VTC

TIN LIÊN QUAN