Đa phần các hãng sản xuất ô tô sẽ bảo hành miễn phí hệ thống truyền động trên xe ô tô gồm: hộp số, hệ dẫn động và động cơ. Trong thời gian bảo hành nếu những thiết bị này phát sinh lỗi hay hư hỏng cần sửa chưa hay thậm chí thay mới thì người dùng không phải mất một chút phí nào. Một số lỗi hư hỏng của hệ thống truyền động đó là hộp số giật mạnh khi sang số, động cơ quá nóng hay khó khởi động, tua máy tăng vọt khi chuyển số.
Bạn cần lưu ý hệ thống truyền động được bảo hành dựa vào số km hoặc mốc thời gian. Tuy nhiên, thời gian bảo hành của hệ thống truyền động bao giờ cũng kéo dài lâu hơn so với thời gian bảo hành ắc quy, thiết bị âm thanh hay khung gầm của xe. Đa phần các nhà sản xuất ô tô đều áp dụng mức thời gian là 3 năm hay 100.000 km với xe mới.
Hiện nay chỉ có Honda có thêm gói gia hạn nếu hành hàng muốn thêm thời gian bảo hành lên tới 150.000 km hay 5 năm, còn hãng Subaru đưa ra mức bảo hành là 100.000 km hoặc 5 năm.
Một số hãng xe như Toyota, Mitsubishi, Mazda, Nissan hay Kia, Hyudai đều áp dụng thời gian bảo hành đối với ắc quy là 20.000 km hoặc 12 tháng. Còn hãng Lexus áp dụng thời gian bảo hành 100.000 km hoặc 36 tháng đối với bình ắc quy. Nhà sản xuất Chevrolet áp dụng thời gian bảo hành với động cơ và hộp số là 100.000 km hoặc 3 năm.
Ngoài ra, Lexus còn đưa ra thời gian bảo hành 100.000 km hoặc 36 tháng đối với bề mặt xe nếu bị han gỉ hay hỏng lớn sơn xe, không giới hạn km với thời gian bảo hành 6 năm với lỗ thủng do bị ăn mòn. Trong khi đó, hãng sản xuất ô tô Nissan áp dụng thời gian bảo hành điều hòa là 100.000 km hoặc 36 tháng. Nhà sản xuất Nhật Bản Mitsubishi có gói bảo hành 100.000 km hoặc 36 tháng với hệ thống âm thanh.
Mercedes-Benz và BMW có chính sách bảo hành không giới hạn số km trong thời gian 24 tháng. Hãng Porsche bảo hành trong vòng 48 tháng và có thêm gói gia hạn bảo hành lên tới 10 năm nếu khách hàng cần. Audi đưa ra thời gian bảo hành lên tới 36 tháng.
Những hạng mục hư hỏng bị tính phí khi đi bảo hành
Chế độ bảo hành miễn phí thường sẽ không được áp dụng cho những thiết bị hao mòn tự nhiên như đĩa côn, khớp nối đốc tốc, vỏ xe, bu-gi, các bộ lọc nhiên liệu, các bộ lọc dầu, các bộ lọc gió, má phanh, đĩa ly hợp, đèn, cầu chì, chổi than, cần gạt nước, dây đai và các bộ phận bằng cao su, kính.... khi xe bảo hành, bảo dưỡng thì các khoản phát sinh như dầu, mỡ, dung dịch điện phân cho ắc-quy, nước làm mát bộ tản nhiệt… sẽ phải tính phí.
Ngoài ra, chế độ bảo hành miễn phí sẽ không được áp dụng cho bất cứ một hư hỏng, tổn thất nào xảy ra trong trường hợp xe ô tô không được bảo dưỡng theo đúng định kỳ khuyến cáo của nhà sản xuất, bảo dưỡng không đầy đủ, không đúng quy định của nhà sản xuất hoặc việc bảo dưỡng, sửa chữa không được thực hiện bởi các đại lý ủy quyền của hãng, những hư hỏng do xe làm việc quá tải, do chủ xe tự ý lắp đặt thêm các trang thiết bị, phụ kiện khác...
Ghi nhớ lịch bảo hành và địa điểm bảo hành xe
Trong thời gian bảo hành, chủ xe nên ghi nhớ các mốc thời gian bảo hành, bảo dưỡng của các bộ phận trên xe (được ghi rõ trong sổ tay bảo hành của hãng) để mang xe đi bảo dưỡng miễn phí theo đúng chế độ. Nếu bỏ qua các mốc thời gian này mà xe không được bảo dưỡng thì những hư hỏng phát sinh sau này sẽ khó nhận được chế độ bảo hành miễn phí.
Các chủ xe có thể bảo hành tại các đại lý ủy quyền của hãng nếu xe ô tô mới còn hạn bảo hành. Trước khi đem xe ô tô đi bảo hành cần xem lại nội dung cuốn bảo hành, hỏi kỹ nhân viên xem chi phí phát sinh bao nhiêu để tránh tình trạng sửa xong mới biết phí cần trả, bạn sẽ bị động.