(Baonghean.vn) -  Hùng Sơn là xã nằm về phiá tả ngạn sông Lam của huyện Anh Sơn. Toàn xã có gần 500 ha chè  kinh doanh với sản lượng mỗi năm đạt gần 5 ngàn tấn chè búp, doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm. Từ cây chè, Hùng Sơn vươn lên tốp đầu trong phát triển kinh tế của huyện.   

images1488334_06.jpgCây chè Hùng Sơn hiện là cây chủ lực của địa phương, giúp người dân phát triển kinh tế bền vững. Nếu như năm 2001 xã Hùng Sơn chỉ trồng thí điểm 3 hộ với diện tích chè chỉ hơn 1,5 ha thì hiện nay diện tích toàn xã trên 500ha. Sản lượng gần 5.000 tấn /năm. Mỗi ha cho thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng.
Chè ở Hùng Sơn chủ yếu được hái bằng tay.
Theo chị Võ Thị Nụ, chè hái bằng tay sẽ ngon hơn rất nhiều so với thu hái bằng máy.
Nguyên liệu chè búp được hái bằng tay đạt tiêu chuẩn "1 tôm 2 lá". Giá chè hiện tại 1 tạ 280 nghìn đồng.

 

Ngoài việc nhập chè cho xí nghiệp chè Hùng Sơn thì người dân có thể nhập chè cho các gia đình chế biến lò mi ni trên địa bàn xã. Được biết, khoảng gần 30 % số hộ dân nhập chè cho các lò mi ni.
“Thủ phủ” chè công nghiệp Hùng Sơn đang ngày càng tạo được sức hấp dẫn riêng và giá trị kinh tế cao bởi hướng đầu tư thâm canh chuyên nghiệp và sự năng động trong chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm chè búp sau thu hoạch.
Đảng ủy, chính quyền xã năng động xây dựng một số cơ sở chế biến chè chất lượng cao mang tên “Tea Mạc Điền”.
Chè sau khi sấy xong.

 

Để đảm bảo giống chè sạch, Hùng Sơn đã triển khai quy hoạch các vườn ươm để chủ động nguồn giống.

 

Đồi chè trên 10 năm tuổi của gia đình ông Nguyễn Thức Thành ở thôn 5, đây là mô hình chăm sóc theo chương trình Viet Gap - đâycũng là hướng đi lâu dài của Hùng Sơn nhằm từng bước khẳng định thương hiệu "Tea Mạc Điền".

 

Thu Hương - Lương Mai  

[links()