Chủ nhiệm Phan Thanh Bình lưu ý Luật Quản lý ngoại thương quy định quyền lực Bộ trưởng Công Thương rất lớn nhưng sự giám sát, minh bạch chưa rõ.

Thảo luận về dự án Luật Quản lý ngoại thương, sáng 14/9, các ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật nhằm góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động ngoại thương, đồng thời tăng cường công cụ quản lý nhà nước về ngoại thương, đảm bảo minh bạch, hiệu quả, phù hợp với các cam kết quốc tế; nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng...

Giám sát quyền và cạnh tranh thế nào?

Nhấn mạnh quan điểm Luật ra đời nhằm phát triển ngoại thương, nhưng theo ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TTN-NĐ là hình như chúng ta quản lý nhiều hơn phát triển. Quản lý đương nhiên là một bộ phận nhưng phát triển ngoại thương mới là quan điểm lớn nhất chứ không phải quản lý ngoại thương.

images1685549_phan_thanh_binh1_swcz.jpgÔng Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TTN-NĐ của Quốc hội

Liên quan biện pháp phòng vệ thương mại, ông Phan Thanh Bình cho rằng chính các doanh nghiệp Việt Nam là có sự cạnh tranh chưa tốt như trong thu mua làm ảnh hưởng lớn đến ngoại thương, từ con tôm, con cá, lúa gạo, trái cây..“Nhìn vào Luật còn thấy nặng nề, nào giấy phép rồi thậm chí quyền lực của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công Thương rất lớn, từ hạn ngạch, áp dụng cho anh nào đi, cho anh nào ở...  Ở đây sự giám sát, minh bạch, công bằng vấn đề ngoại thương thể hiện ở khoản, điểm nào. Hạn ngạch là vấn đề rất khó trong xuất nhập khẩu thì các đồng chí minh bạch hoá, công bằng hoá những quyền lực của Bộ Công Thương trên những điều khoản nào?” – ông Phan Thanh Bình đặt vấn đề.

Chủ nhiệm Phan Thanh Bình cũng đề nghị lưu ý vấn đề phòng vệ mới tính đến doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, nhưng khi khi doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài bị chèn ép thì vấn đề bảo vệ đặt ở đâu trong luật này cũng cần làm rõ để doanh nghiệp đỡ thiệt thòi. Bởi khi Việt Nam ký kết FTA, tham gia hiệp định thương mại thế hệ mới, nhìn bề ngoài có vẻ bình đẳng, nhưng thực chất các nước có hệ thống phòng vệ rất mạnh, chặt chẽ.

Chủ nhiệm Uỷ ban An ninh - Quốc phòng Võ Trọng Việt thì cho rằng cần quan tâm điều chỉnh, cải cách để luật ra đời thì thủ tục xuất nhập khẩu bớt rườm rà. Các nước thủ tục ít nhưng chặt trong khi ta thủ tục vừa nhiều, rườm rà nhưng hở, dễ lợi dụng.

Thượng tướng Võ Trọng Việt cũng lưu ý, xuất nhập khẩu lâu nay còn phụ thuộc vào Trung Quốc. Cung cầu gắn liền với tuyến biên giới nên dễ xuôi một chiều. Do đó Luật này cần mở ra phạm vi rộng hơn, đa dạng hơn theo đúng đường lối của Đảng, Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường đến các nước khác thì đây là tiền đề tạo dựng nền kinh tế tương xứng với tiềm năng thế mạnh của nước ta.

Tại sao luật không điều chỉnh dịch vụ?

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế - cơ quan thẩm tra dự án luật nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật quản lý ngoại thương, chỉ tập trung quy định công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương, bao gồm quy định về các biện pháp quản lý, giải quyết tranh chấp trong hoạt động ngoại thương hàng hóa và các biện pháp phát triển ngoại thương.

Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ hiện nay được điều chỉnh ở các pháp luật chuyên ngành, thực tế đặc tính của dịch vụ rất đa dạng, phức tạp nên khó có thể có quy định chung cho tất cả các loại dịch vụ trong dự thảo Luật quản lý ngoại thương. Ngoài ra, theo kinh nghiệm quốc tế, pháp luật về quản lý ngoại thương của nhiều nước cũng chỉ quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị làm rõ vì ngoại thương dịch vụ đang chiếm thị phần rất lớn trong quan hệ ngoại thương. Việc tách ngoại thương dịch vụ và ngoại thương hàng hoá dẫn đến mặt thuận và không thuận như thế nào để từ đó có quyết định cụ thể.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng nhấn mạnh hoạt động ngoại thương mặc nhiên liên quan đến các dịch vụ từ bến bãi, thanh toán... Do đó, cần giải trình rõ hơn tại sao luật không điều chỉnh dịch vụ để tăng tính thuyết phục khi trình Quốc hội. Ngoài ra, ban soạn thảo cũng cần rà soát các điều cấm để đảm bảo tính hợp hiến; giải trình vì sao giao đến 21 điều cho Chính phủ hướng dẫn mà không quy định ngay trong Luật.../.Cũng bày tỏ băn khoăn về việc Luật chỉ điều chỉnh về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá quốc tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói: “Các anh nói một số luật chuyên ngành như dịch vụ du ịch, viễn thông... quy định nhưng dịch vụ này liên quan trực tiếp XNK hàng hoá, gắn liền với hoạt động ngoại thương. Biện pháp phát triển ngoại thương thì phải có dịch vụ chứ? Dịch vụ logictics, kho bãi gắn liền ngoại thương tại sao không điều chỉnh? Theo tôi, nên đưa một số dịch vụ gắn liền với ngoại thương vào luật”.

Theo VOV

TIN LIÊN QUAN