Rất nhiều độc giả thắc mắc lưng mỏi, cổ đau, khớp chân, tay kêu lạo xạo khi vận động… là những biểu hiện của bệnh gì và cách điều trị ra sao.
Nhiều bạn đọc cho biết, do làm việc liên tục với máy tính trong thời gian dài, nhiều vị trí khớp xương trên cơ thể như lưng, cổ, khớp vai, khớp khủy tay, ngón tay… trở nên đau nhức, có khi đơ cứng gây khó khăn trong vận động, sinh hoạt.
Theo TG.TS.BS Lê Anh Thư - Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, việc ngồi một chỗ hàng giờ, ít thay đổi tư thế là một trong những thói quen gây hại xương khớp thường gặp nhất ở người làm văn phòng, bàn giấy.
Chính vì vậy, để cải thiện nên chăm thể dục, tập các động tác nhẹ nhàng cho các khớp như vận động cột sống cổ, đứng lên đi ra khỏi chỗ ngồi, vươn vai, làm động tác lườn… cho máu huyết lưu thông và giảm các cơn đau, cứng khớp. Nếu đã vận động, luyện tập đều đặn mà vẫn còn đau cần đi khám để loại trừ một bệnh lý thực thể nào đó.
Theo TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình (bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM), ngồi lâu một tư thế dễ làm tăng nguy cơ tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn tại cột sống cổ, dẫn đến thoái hóa các đốt sống vùng cổ. Tuy nhiên, nếu nhận diện sớm thoái hóa đốt sổng cổ ở giai đoạn đầu bằng những triệu chứng như đau, mỏi, tê, tiếng kêu lạo xạo khi khớp chuyển động, việc điều trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ngược lại, có những độc giả cho biết phải làm công việc thường xuyên vận động nhiều, như ông Phạm Văn Tuyến (51 tuổi) cho biết: "Tôi làm nghề khảo sát nên đi lại và hoạt động vùng rừng núi nhiều. Đi khám bệnh viện bị thoái hóa khớp gối. Tôi muốn hỏi phương án điều trị".
GS.TS.BS Trần Ngọc Ân - Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam - cho biết, thoái hóa khớp gối rất hay gặp ở người vận động nhiều. Với trường hợp trên, giáo sư Ân khuyên cần đi khám ngay, chụp khớp gối và siêu âm để tìm hiểu tình trạng khớp gối. Khi có thoái hóa khớp gối, bệnh nhân phải điều trị bằng các phương pháp như dùng thuốc kết hợp với các biện pháp khác.
Thuốc gồm có giảm đau, chống viêm, kết hợp với những loại bổ sung các thành phần cần thiết chuyên biệt cho khớp hoặc sụn khớp, và xương dưới sụn… để giúp bệnh nhân khắc phục tình trạng thoái hóa khớp gối. Nếu vì nghề nghiệp buộc phải đi lại nhiều, nên sử dụng các bao để bọc lấy khớp gối khi hoạt động, đi lại để tránh áp lực quá nhiều lên khớp gối; ngoài ra tăng cường xoa bóp, tập cho các gân và bắp thịt khỏe lên.
Các chuyên gia xương khớp nhấn mạnh, thoái hóa khớp là tình trạng gần như không thể tránh khỏi, đặc biệt từ sau tuổi 30 khi quá trình phát triển đã chấm dứt thay vào đó là quá trình lão hóa làm xuất hiện các bệnh lý về xương khớp. Trong đó, sụn khớp và xương dưới sụn là hai cơ quan quan trọng nhất của tổ chức khớp.
Sụn khớp khi bị tổn thương thường bong tróc, xù xì không còn trơn láng, giảm độ dẻo dai và đàn hồi, mỏng dần trơ hai đầu xương. Xương dưới sụn bị biến đổi cấu trúc làm giảm mật độ xương, từ đó xuất hiện cơn đau, đau tăng dần khi vận động. Sụn khớp và xương dưới sụn khớp bị tổn thương làm hai đầu xương tiếp giáp gần nhau, khi vận động gây đau đớn và có thể kêu lộp cộp. Vì vậy, cần chăm sóc và nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn để dự phòng và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Xu hướng hiện nay các nhà khoa học khuyến cáo nên bổ sung các dưỡng chất cho khớp. Nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh dưỡng chất sinh học Peptan từ thiên nhiên kích hoạt các tế bào sụn tăng cường sản sinh các chất căn bản nhằm sửa chữa và phục hồi những hư tổn nơi sụn, đồng thời cải thiện mật độ khoáng của xương, tăng sức bền của xương, từ đó kìm hãm thoái hóa khớp tiến triển.
Theo Alobacsi.vn