Bộ Kinh tế Đức trước đó cho biết hôm thứ Hai rằng, họ tiếp tục nghiên cứu sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp và đang tổ chức tham vấn chặt chẽ với các đối tác, nhưng Berlin vẫn tuân thủ lập trường rằng các khoản thanh toán sẽ được thực hiện bằng đồng euro và đô la phù hợp với hợp đồng.
"Đức phụ thuộc vào khí đốt, dầu mỏ và than đá của Nga... Nếu dầu mỏ và than đá của Nga ít nhiều có thể thay thế được từ các nguồn khác nhau, thì khí đốt vận chuyển qua đường ống khó có thể thay thế được... Cả Qatar, Algeria và Mỹ đều không đủ khả năng để bù đắp cho sự thiếu hụt (của ngành công nghiệp Đức)", - ông Belov cho biết trong cuộc thảo luận "Bán khí đốt bằng đồng rúp: một thực tế mới cho châu Âu?” diễn ra tại hãng truyền thông quốc tế Rossyia Segodnya.
Tình huống nghịch lý
Đồng thời, chuyên gia lưu ý tới tính chất nghịch lý của tình huống: Người Đức đang đòi Qatar, Mỹ tăng cung cấp khí đốt hóa lỏng, trong khi "chính sách xanh" lại nhằm tới việc từ chối khí đốt, còn các trạm tiếp nhận LNG được xây dựng cho thời hạn 50 năm.
Ông Belov tổng kết: “Và rất có thể sẽ xảy ra tình huống là các đối tác của châu Âu, không chỉ Nga, cũng lại sẽ đứng bên chiếc máng lợn cũ”.
Ông cũng giải thích rằng hiện tại phần lớn khí đốt của Nga ở Đức được các hộ gia đình tiếp nhận - đó là hệ thống sưởi, điện, bếp gas. Phần khí khác được ngành công nghiệp hóa chất tiêu thụ.