Trong tín ngưỡng của đồng bào Thái, đền Chín Gian là nơi thể hiện sự tri ân của bà con nhân dân đối với Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời) và Tạo Ló Ỳ - người khai mường, mở đất, lập cư. 

Theo ngôn ngữ bản địa, xưa kia đền có tên “tến xớ quái” (đền hiến trâu). Vào ngày hội đền, người ta tổ chức lễ hiến tế trâu. Về sau đồng bào gọi đền là “cau hoong” - nghĩa là Chín Gian. Mỗi gian tượng trưng cho một mường ở khu vực Tây Bắc Nghệ An. Lễ hội đền Chính Gian diễn ra vào trung tuần tháng 2 âm lịch. Từ 3 năm nay, đền không tổ chức lễ hội vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, địa phương chỉ duy trì các hoạt động nghi lễ và tín ngưỡng đáp ứng mong muốn của người dân trong vùng. 

Đền Chín Gian tọa lạc trên núi... Ảnh: Sách Nguyễn

Đền Chín Gian tọa lạc trên núi thuộc bản Khoẳng. Ảnh: Sách Nguyễn

Lễ rước tại đền Chín Gian năm 2018. Ảnh: Sách Nguyễn
9 con trâu bạc và trâu đen chầu trước đền Chín Gian. Ảnh: Sách Nguyễn
Bia dẫn tích đền Chín Gian. Ảnh: Sách Nguyễn
Một công trình tín ngưỡng trong khuôn viên đền Chín Gian. Ảnh: Sách Nguyễn
Các thầy mo bản địa làm lễ cúng Thẻn Phà. Ảnh: Sách Nguyễn
Dâng lễ vật cúng Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời). Ảnh: Sách Nguyễn
Mâm cúng Thẻn Phà bằng các món đặc sản của địa phương. Ảnh: Sách Nguyễn.
Các thầy mo bản xứ trong một nghi thức tế lễ Thẻn Phà. Ảnh: Sách Nguyễn
Nghi lễ hiến tế trâu tại Lễ hội đền Chín Gian năm 2017. Ảnh: Sách Nguyễn
Đền Chín Gian là điểm đến không thể bỏ qua mỗi khi du khách đến với huyện Quế Phong. Ảnh: Sách Nguyễn