Gần 12h, trong Nhà tang lễ và ngoài sân, các đoàn đại biểu xếp hàng dài vào viếng cố Chủ tịch nước. 

Lễ viếng tiếp tục diễn ra trong chiều nay.

Ngày mai, thứ năm 27/9 sẽ diễn ra lễ truy điệu và di quan. Thi hài Chủ tịch nước được đưa về an táng tại quê hương ông: xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Từ trái qua: Con trai trưởng và phu nhân cố Chủ tịch nước tại lễ viếng sáng 26/9. Ảnh: Giang Huy
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình vào viếng cố Chủ tịch nước tại quê nhà ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: TTX.
Người dân Ninh Bình xúc động tại lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: TTX
Trời nắng nóng, dòng người vẫn nối dài trước Hội trường Thống Nhất, chờ đến lượt vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, gồm các đoàn: học sinh, cán bộ, văn nghệ sĩ; đại diện các lãnh sự tại TP HCM...
Ông Đặng Việt Bích ghi sổ tang.
Dù tuổi cao, sức yếu, ông Đặng Việt Bích (con trai cố Tổng bí thư Trường Chinh) cũng có mặt từ sớm nhưng đến gần trưa mới vào trong ghi sổ tang. "Vô cùng thương tiếc Đại tướng Trần Đại Quang. Đại tướng là người có công lớn trong việc phát triển và củng cố lực lượng Công an Nhân dân để bảo vệ hữu hiệu Đảng, Nhà nước và Cách mạng. Xin gửi tới gia đình Đại tướng lời chia buồn sâu sắc", ông bày tỏ.
 
Theo kế hoạch của Ban lễ tang thành phố, từ 11h đến 13h các đoàn ngoại giao sẽ đến viếng, kéo dài đến 7h ngày 27/9.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Ông Hun Sen dừng lại hồi lâu và nghiêng mình trước linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Nhà lãnh đạo Chính phủ Campuchia cũng đã bày tỏ tình cảm thương tiếc, chia buồn cùng phu nhân và gia quyến cố Chủ tịch nước.

Hôm 21/9, Thủ tướng Hun Sen đã gửi thư tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bày tỏ chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Quốc vương Campuchia hôm 24/9 cũng gửi thư chia buồn tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ca ngợi "những đóng góp tích cực trong việc xây dựng và phát triển đất nước" của Chủ tịch nước.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen viếng cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Giang Huy
Quyền Quốc trưởng, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Say Chhum và Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin đến viếng Chủ tịch Trần Đại Quang tại đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Campuchia lần đầu tiên vào tháng 6/2016. Hoạt động này diễn ra trong bối cảnh năm 2017, Việt Nam và Campuchia kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (24/6/1967-24/6/2017). 

Thủ tướng Hun Sen chia buồn với phu nhân cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Giang Huy
Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon dẫn đầu đoàn vào viếng cố Chủ tịch nước.

Ghi sổ tang, ông bày tỏ rất buồn về sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. "Người dân Hàn Quốc sẽ nhớ sự quan tâm đặc biệt và tình hữu nghị cố Chủ tịch nước dành cho Hàn Quốc và sẽ nỗ lực tiếp tục phát triển quan hệ hai nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang không những là nhà lãnh đạo cả thế giới tôn trọng mà còn là bạn thân quý của dân Hàn Quốc", ông viết.

Thủ tướng Hàn Quốc dẫn đầu đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Giang Huy
Phu nhân cố Chủ tịch nước tại lễ viếng sáng 26/9. Ảnh: Giang Huy
Gia quyến cố Chủ tịch nước tại lễ viếng sáng 26/9. Ảnh: Giang Huy
Các đoàn lãnh đạo trong nước và quốc tế lần lượt vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang sáng 26/9. Ảnh: Giang Huy
Phó Chủ tịch nước Lào Phankham Viphavanh dẫn đầu đoàn khoảng 20 quan chức cấp cao vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. 
Phó chủ tịch nước Lào dẫn đầu đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Giang Huy
Nguyên Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đến viếng cố Chủ tịch nước. Ảnh: Giang Huy
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi sổ tang. Ảnh: VGP
Ghi vào sổ tang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết:

“Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà lãnh đạo đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, nhất là với lực lượng Công an nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với tất cả chúng ta.

Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đồng chí!

Xin gửi đến gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát vô cùng lớn lao này”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trước khi vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: VGP
Ghi sổ tang, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân viết: "Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và Nhân dân TP Hồ Chí Minh vô cùng thương tiếc vĩnh biệt đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí đã có nhiều quan tâm, ủng hộ việc xây dựng các chủ trương, chính sách để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững vì cả nước. Trong thời gian là đại biểu Quốc hội Khóa XIV thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, đồng chí đã dành nhiều thời gian tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của người dân thành phố để có hướng giải quyết kịp thời..."

Cuối cùng, ông Nguyễn Thiện Nhân viết: "Xin vĩnh biệt đồng chí Trần Đại Quang. Xin gửi đến gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất".

Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ghi sổ tang:
  • “Thưa anh!
    Mấy ngày qua, Cơ quan luôn trong không khí buồn rười rượi vì sẽ vĩnh viễn thiếu vắng Anh và không thể tin Anh ra đi mãi mãi và ra đi thực sự rồi.
    Phòng ăn trưa hàng ngày Anh vẫn ngồi ăn, anh chị em vẫn chuẩn bị tươm tất bữa ăn nhưng vẫn còn nguyên vẹn, cùng với những nén nhang thơm nhưng thấy xé lòng Anh ạ!

    Kính chúc Anh ngủ một giấc bình an cõi vĩnh hằng.
    Xin thành kính chia buồn sâu sắc đến chị Hiền và gia đình”.

  • Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ghi sổ tang.
    Từ phải qua: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ghi sổ tang. Ảnh: Giang Huy
    Trong sổ tang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân viết:
  • “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

    Đồng chí ra đi, để lại bao niềm tiếc nuối trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Sự đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, hết lòng vì nhân dân của đồng chí sẽ mãi mãi được đồng chí, đồng bào ghi nhớ.

    Xin vĩnh biệt đồng chí. Ngàn thu yên giấc nơi cõi vĩnh hằng”.

  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi sổ tang.

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang. Ảnh chụp màn hình.
    Ghi sổ tang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết:
  • “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam!

    Trong cuộc đời công tác hơn 40 năm của mình, đồng chí Trần Đại Quang luôn tận tụy, trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Đồng chí đã có nhiều cống hiến, đóng góp đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương vô hạn, không gì bù đắp được đối với gia đình, đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.

    Thay mặt Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, tôi xin gửi đến gia quyến đồng chí Chủ tịch nước Trần Đại Quang lời chia buồn sâu sắc nhất.

    Xin vĩnh biệt đồng chí Trần Đại Quang”.

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang.
    Đoàn chủ tịch nước vào viếng. Ảnh:Giang Huy

    Đoàn Chủ tịch nước do Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dẫn đầu vào viếng, trong đoàn có các nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Trương Mỹ Hoa; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung...

    Trước đó, ngày 24/9, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đã có bài viết mang tựa đề "Thương nhớ Chủ tịch nước Trần Đại Quang". Bài viết có đoạn: "Mấy ngày qua cơ quan luôn trong không khí buồn rười rượi, vì sẽ vĩnh viễn thiếu vắng Anh và không thể tin Anh ra đi mãi mãi và ra đi thực sự rồi"...

    Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang

    Đoàn Quốc hộido Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm Trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ “Vô cùng thương tiếng đồng chí Trần Đại Quang”.

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt đoàn thắp hương viếng.

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thắp hương viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh:Giang Huy

  • Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

  • Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang”.

  • Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lên thắp hương viếng và Đoàn lần lượt đi vòng qua linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đã chia sẻ đau buồn cùng gia quyến.

  • Đoàn Chính phủdo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang".

    Đoàn Chính phủ vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh:Giang Huy
  • Đoàn gia đình họ tộc vào viếng

    Mở đầu lễ viếng, trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ, Đoàn gia đình họ tộc Chủ tịch nước do phu nhân dẫn đầu đã thành kính dâng hương, dâng hoa lên linh cữu.

    Đoàn gia đình họ tộc vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh:Giang Huy
  • Những người trong gia đình, họ hàng Chủ tịch nước Trần Đại Quang thắp hương viếng và lần lượt đi vòng qua linh cữu. Nhiều người không cầm được nước mắt.

    Người thân của Chủ tịch nước Trần Đại Quang không cầm được nước mắt tại lễ tang. Ảnh:Giang Huy
  • Đúng 7h, lễ viếng bắt đầu, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu nhấn mạnh đến những đóng góp của Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua nhiều trọng trách khác nhau

    "Hơn 46 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã cống hiến trọn đời, có nhiều đóng góp với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, được tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý của nhà nước và quốc tế... Đồng chí mất đi là tổn thất lớn với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta".

    Theo Phó thủ tướng, Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Chủ tịch nước Trần Đại Quang với nghi thức quốc tang. 

    Phó thủ tướng giới thiệu Ban lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang với 37 thành viên, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban.

    Di ảnh Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh:Giang Huy
Linh cữu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang được quàn tại vị trí trang trọng trong Hội trường Nhà tang lễ quốc gia. Phía trên lễ đài trang trí phông nền đen, treo Quốc kỳ có dải băng tang, trên di ảnh Chủ tịch nước Trần Đại Quang là dòng chữ trắng: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Đúng 7h sáng 26/9, lễ viếng đồng chí Trần Đại Quang được tổ chức trang trọng tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Người thân thắp hương tưởng nhớ Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Hình ảnh khu vực trước nhà tang Lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội
Thực hiện lễ chào cờ sau khi được đeo rải băng đen từ từ kéo lên.
Công việc buộc dải băng đen vào cờ Tổ quốc được tiến hành.
Các sĩ quan thuộc Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mang theo dải băng tang để buộc vào lá cờ Tổ quốc.
Hình ảnh tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội lúc sáng sớm nay
Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang được tổ chức trong 2 ngày 26 và 27/9/2018.

Tang lễ đồng chí Trần Đại Quang tổ chức theo nghi thức Quốc tang.

Linh cữu đồng chí Trần Đại Quang quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng đồng chí Trần Đại Quang bắt đầu từ 7 giờ 00 phút, ngày 26/9/2018, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang tổ chức vào 7 giờ 30 phút, ngày 27/9/2018 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại Nghĩa trang quê hương Chủ tịch nước, xóm 13 xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh và tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang.

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đại Quang tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Trong hai ngày Quốc tang (ngày 26 và 27/9/2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.