Theo đó, lắp đặt 1 camera bên trong gác chắn, 1 hệ thống phía ngoài nhà gác chắn (đơn giá không quá 3 triệu đồng/cái); hệ thống thiết bị giám sát tập trung giám sát hình ảnh camera được trang bị và lắp đặt tại cơ quan công ty.
Công ty đường sắt thành viên được VNR yêu cầu lắp đặt camera gồm: Yên Lào, Vĩnh Phú, Hà Lạng, Hà Thái, Hài Hải, Hà Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Sài Gòn.
VNR cũng yêu cầu các công ty trên trên làm việc với nhà cung cấp thiết bị để xây dựng hướng dẫn sử dụng, quy trình bảo trì hệ thống thiết bị theo quy định, thời gian hoàn thành lắp đặt trong tháng 6/2018, và báo cáo về VNR.
Với các Công ty Cổ phần Thông tin tín hiệu đường sắt, VNR yêu cầu, lập phương án lắp đặt hệ thống camera giám sát cho toàn bộ các đường ngang cảnh báo tự động chưa được lắp đặt, báo cáo tổng công ty để xem xét và chỉ đạo triển khai thực hiện. Thời gian lắp xong trước ngày 12/6/2018.
Trước đó, Cục Đường sắt Việt Nam đã có cuộc kiểm tra đột xuất công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu. Kết quả cho thấy hàng loạt những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm quy định như nhân viên gác chắn, gác ghi đường sắt uống rượu, ngủ gật khi lên ban và vi phạm các quy định khác về kỷ luật lao động...
Sau hàng loạt tai nạn đường sắt nghiêm trọng, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cũng vừa có văn bản yêu cầu VNR tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền với tập thể, cá nhân liên quan trong ban lãnh đạo VNR và đơn vị trực thuộc. Kết quả xử lý của VNR báo cáo về bộ trước ngày 10/6.
Chỉ tính từ 24/5 tới nay, trên hệ thống đường sắt Bắc - Nam đã xảy ra tổng cộng 7 vụ tai nạn nghiêm trọng, trong đó có 4 vụ tàu hỏa đâm ô tô vượt đường ngang, 1 vụ 2 tàu hỏa đâm nhau, 1 vụ tàu hỏa tự lật, và sáng 6/6 là toa tàu chập điện và bốc cháy.
Sau các vụ tai nạn, VNR đã đình chỉ công tác với 10 cán bộ, nhân viên trực tiếp có liên quan tới các sai sót dẫn tới tai nạn đồng thời yêu cầu 12 lãnh đạo các đơn vị, bộ phận chức năng chịu trách nhiệm liên đới kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
VNR cũng yêu cầu các công ty trên trên làm việc với nhà cung cấp thiết bị để xây dựng hướng dẫn sử dụng, quy trình bảo trì hệ thống thiết bị theo quy định, thời gian hoàn thành lắp đặt trong tháng 6/2018, và báo cáo về VNR.
Với các Công ty Cổ phần Thông tin tín hiệu đường sắt, VNR yêu cầu, lập phương án lắp đặt hệ thống camera giám sát cho toàn bộ các đường ngang cảnh báo tự động chưa được lắp đặt, báo cáo tổng công ty để xem xét và chỉ đạo triển khai thực hiện. Thời gian lắp xong trước ngày 12/6/2018.
Trước đó, Cục Đường sắt Việt Nam đã có cuộc kiểm tra đột xuất công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu. Kết quả cho thấy hàng loạt những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm quy định như nhân viên gác chắn, gác ghi đường sắt uống rượu, ngủ gật khi lên ban và vi phạm các quy định khác về kỷ luật lao động...
Sau hàng loạt tai nạn đường sắt nghiêm trọng, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cũng vừa có văn bản yêu cầu VNR tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền với tập thể, cá nhân liên quan trong ban lãnh đạo VNR và đơn vị trực thuộc. Kết quả xử lý của VNR báo cáo về bộ trước ngày 10/6.
Chỉ tính từ 24/5 tới nay, trên hệ thống đường sắt Bắc - Nam đã xảy ra tổng cộng 7 vụ tai nạn nghiêm trọng, trong đó có 4 vụ tàu hỏa đâm ô tô vượt đường ngang, 1 vụ 2 tàu hỏa đâm nhau, 1 vụ tàu hỏa tự lật, và sáng 6/6 là toa tàu chập điện và bốc cháy.
Sau các vụ tai nạn, VNR đã đình chỉ công tác với 10 cán bộ, nhân viên trực tiếp có liên quan tới các sai sót dẫn tới tai nạn đồng thời yêu cầu 12 lãnh đạo các đơn vị, bộ phận chức năng chịu trách nhiệm liên đới kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.