(Baonghean.vn) - Những ngày hè, thay vì được vui chơi thì những đứa trẻ làm nghề "bưng sò" ở  huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai lại là mùa lao động, mùa kiếm tiền. Đây là công việc hết sức nặng nhọc, vất vả và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn lao động...

images1585054_img_9924.jpgNghề bưng sò, thực chất là nghề bê, vác gạch táp lô. Nghề này chỉ bắt đầu phát sinh trong khoảng 5 năm trở lại đây khi những xưởng đóng gạch táp lô phát triển rầm rộ ở Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai
Công việc nặng nhọc, thiếu ổn định, lại làm việc trong điều kiện vất vả nên chủ yếu chỉ có phụ nữ và trẻ em tham gia
Quỳnh và Phương ( xóm 9, xã Quỳnh Xuân) năm nay chỉ mới học lớp 7. Tuy nhiên, cả hai đã đến với công việc này hơn 2 năm
Mỗi một viên gạch trọng lượng từ 3 - 5 kg. Cứ bưng được 1.000 viên các em sẽ được trả 30.000 đồng
Môi trường làm việc bụi bặm, thiếu an toàn và hoàn toàn không có đồ bảo hộ lao động
Mỗi một chiếc xe tải trung bình chở từ 3000 - 4000 viên táp lô. Sau 2 tiếng bốc vác, lao động sẽ được trả từ 90 - 120.000 đồng. Số tiền này chia đều cho 7 nhân công nên tính ra thu nhập mỗi người nhận được không đáng là bao.
Theo quy định của Bộ Luật Lao động, trẻ em dưới 15 tuổi chỉ được lao động ở một số công việc nhẹ nhàng, đặc thù (các ngành nghệ thuật, thủ công, mỹ nghệ). Tuy nhiên, trái với quy định, việc sử dụng lao động trẻ em ở các huyện Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai lại khá phổ biến và được người dân ở đây xem là điều bình thường
Cậu bé Hồ Sỹ Thân, Xã Quỳnh Văn năm này chỉ mới 13 tuổi, học lớp 6. Từ đầu hè em cùng mẹ đến xưởng đóng táp lô trong xóm để làm việc
Ở đây, khối lượng lao động của một lao động trẻ em được tính ngang bằng với người lớn dù rằng các em chưa đủ tuổi lao động
Công việc nặng nhọc, nỗi lo mưu sinh cũng khiến các em mất đi mùa hè, mất đi tuổi thơ và mất đi quyền trẻ em của mình

 Mỹ Hà

TIN LIÊN QUAN