(Baonghean.vn) - Thời gian này làng nghề gói bánh chưng ở khối Mỹ Thành (phường Đông Vĩnh, TP Vinh) đang là lúc tất bật nhất. Mùi thơm của nếp, nhân đậu thịt, tiêu, lá dong chín… hòa quyện vào nhau tỏa khắp cả 1 khu phố.

images1455893_1..jpgKhối Mỹ Thành (phường Đông Vĩnh) có hơn 10 hộ làm nghề gói bánh chưng phục vụ Tết. Trong ảnh: bà Nguyễn Thị Hường được mệnh danh là “vua bánh” với hơn 40 năm gắn bó với nghề. Lá dong được bà đặt mua với số lượng lớn, rửa sạch, để ráo nước trước khi gói.
Nếp được dùng để gói bánh là loại nếp Thái, thơm, dẻo. Trước khi nấu, nếp được vo kĩ, để ráo nước chừng 1 tiếng.
Thông thường, nhà bà Hường bắt đầu gói bánh chưng phục vụ tết từ ngày 20 (âm lịch) đến ngày 30 (âm lịch). Mỗi chiếc bánh chưng có trọng lượng một cân, được đong bằng bát.
Riêng dịp cúng ông Táo (23 tháng Chạp) số lượng bánh được đặt gói lên đến 3.000 chiếc. Còn những ngày sát Tết, trung bình một ngày gói từ 1.000 đến 1.500 chiếc bánh. Gia đình bà Hường phải huy động hơn 20 người gói, chủ yếu là người thân trong gia đình nhưng vẫn không đủ cung ứng cho khách hàng đặt bánh.
Người gói bánh phải khéo léo và có kinh nghiệm trong việc bỏ nhân, đổ nếp và cuốn lá thì bánh mới có hình dạng đẹp.
Với giá bán 50 ngàn một chiếc bánh chưng, 60 ngàn một chiếc bánh tét, chủ yếu là khách hàng quen ở phường Đông Vinh, phường Quang, Trung, phường Lê Mao…
Bánh chưng Tết Mỹ Thành đã trở thành một "thương hiệu" đối với người tiêu dùng TP Vinh. Nghề gói bánh phuc vụ Tết đã đưa lại thu nhập cho các gia đình nơi đây hơn trăm triệu đồng mỗi năm
Vừa gói bánh vừa nói chuyện, trêu đùa đã tạo nên một không khí ấm cúng của đại gia đình trong mỗi dịp tết đến của làng nghề nơi đây.
Ngoài gói bánh, công đoạn nấu bánh cũng rất quan trọng. Mỗi nồi chứa 120 chiếc bánh chưng nấu trong vòng 7 tiếng, vì vậy phải thường xuyên túc trực và thêm nước để bánh được chín đều và ngon hơn.
Mỗi lò nấu bánh chưng đều đặt phía dưới 10 viên than tổ ong, phía trên bỏ một yến than đá, lửa sẽ to và đều.
Đối với người dân Mỹ Thành, nghề bánh chưng, bánh tét đã gắn bó từ rất lâu, gắn liền với tuổi thơ của mỗi người.
1.000 chiếc bánh chưng đã được nấu chín, được sắp cẩn thận nơi cao ráo trước khi giao hàng cho khách.
Với 25 năm gắn bó với nghề, ông Võ Văn Minh (54 tuổi) chia sẻ: “Gia đình tôi gói bánh từ ngày 20 âm, vì đó là thời gian những người xa quê họ đặt bánh về làm quà, cúng ông Táo…Năm nay cái gì cũng đắt đỏ, số vốn bỏ ra lớn, vậy nên giá bánh cũng đắt hơn so với năm ngoái”
Bánh chưng được những thợ gói, thợ nấu thưởng thức ngay tại chỗ, lúc bánh vừa chín. Những ngày này, vì bận rộn, chạy đua với thời gian để kịp giao bánh nên nhiều gia đình "chống đói" luôn bằng sản phẩm mình mới làm ra.
Bánh chưng, bánh tét Mỹ Thành được khách hàng tin tưởng, tới tận nơi lấy bánh trong mỗi dịp Tết .

 Vương Vân

TIN LIÊN QUAN