Theo Tân Hoa Xã, chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản ngày 19/5 tuyên bố họ đã phát hiện bùn đáy biển phía Đông ấn Độ Dương chứa đất hiếm với hàm lượng cao.
Đây là lần đầu tiên phát hiện bùn đáy biển chứa đất hiếm trong vùng biển ngoài Thái Bình Dương, chứng tỏ đất hiếm có khả năng phân bố rộng rãi trên biển toàn cầu.
Đây là lần đầu tiên phát hiện bùn đáy biển chứa đất hiếm trong vùng biển ngoài Thái Bình Dương, chứng tỏ đất hiếm có khả năng phân bố rộng rãi trên biển toàn cầu.
Đất hiếm chuẩn bị xuất khẩu sang Nhật Bản tại cảng Lianyungang, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc ngày 5/9/2010. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Địa điểm phát hiện đất hiếm lần này nằm ở vùng biển ấn Độ Dương cách thủ đô Jakarta của Indonesia khoảng 1.000km về phía Tây, cách quần đảo Cocos của Australia không xa.
Thông qua phân tích bùn đáy biển, nhân viên nghiên cứu phát hiện dưới đáy biển với độ sâu khoảng 5.600 m có lớp bùn chứa đất hiếm.
So với Thái Bình Dương, địa điểm chứa đất hiếm này có độ sâu hơn và khai thác khó hơn./.
Thông qua phân tích bùn đáy biển, nhân viên nghiên cứu phát hiện dưới đáy biển với độ sâu khoảng 5.600 m có lớp bùn chứa đất hiếm.
So với Thái Bình Dương, địa điểm chứa đất hiếm này có độ sâu hơn và khai thác khó hơn./.
Theo (Vietnam+) - V.T