(Baonghean) - Ở đây chúng tôi chỉ nói đến một số yếu tố nguy cơ chính thường gặp, đó là: Chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI:); Những bất thường trong tiền sử; Lối sống, mức độ hoạt động thể lực; Số lần sinh con.
Tiếp phần thứ hai: Tỷ lệ mắc ĐTĐ thai kỳ và các yếu tố nguy cơ gây ĐTĐ thai kỳ.
Kết quả nghiên cứu Quốc gia 2002-2003, cho thấy:
1. Tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ
2. ĐTĐ thai kỳ và các yếu tố nguy cơ
Ở đây chúng tôi chỉ nói đến một số yếu tố nguy cơ chính thường gặp, đó là: Chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI:); Những bất thường trong tiền sử; Lối sống, mức độ hoạt động thể lực; Số lần sinh con.
2.1. Chỉ số trọng lượng cơ thể trước khi mang thai
Tỷ lệ mắc ĐTĐ thai kỳ tăng dần theo mức tăng chỉ số khối cơ thể (BMI). Ở nhóm có BMI
2.2. Những bất thường trong tiền sử, như gia đình có liên quan tới ĐTĐ (quan hệ huyết thống bậc 1) vốn được xem là yếu tố nguy cơ của mắc ĐTĐ typ 2 và ĐTĐ thai kỳ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ mắc ĐTĐ thai kỳ cao hơn ở nhóm có tiền sử gia đình có liên quan tới ĐTĐ so với nhóm không có tiền sử gia đình.
Cũng trong nghiên cứu này kết quả cho thấy nguy cơ mắc ĐTĐ thai kỳ tăng lên ở nhóm những đối tượng có tiền sử sản khoa bất thường (sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu) so với nhóm bình thường (OR = 1,72, p = 0,031);
2.3. Các yếu tố nguy cơ về lối sống, về mức độ hoạt động thể lực làm những công việc nhẹ nhàng, tĩnh tại, ngồi nhiều, không tập thể dục hoặc tập thể dục thời gian ít... đã được xác định là yếu tố nguy cơ bị ĐTĐ typ 2 và ĐTĐ thai kỳ. Tỷ lệ tăng gấp đôi ở nhóm có 2 yếu tố nguy cơ trở lên so với nhóm không có nguy cơ.
2.4. Số lần sinh con của bà mẹ cũng là nguy cơ của ĐTĐ thai kỳ: Theo kết quả nghiên cứu cho hay, những người đã sinh con tỷ lệ mắc ĐTĐ thai kỳ cao hơn nhóm những người chưa sinh con, đặc biệt những người sinh con có cân nặng > 4000g thì nguy cơ cao hơn người sinh con
Bác sỹ: Nguyễn Văn Hoàn
(Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Nghệ An)