Đây là số liệu vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu (GEP) bán niên, trong đó hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 cũng như đưa ra dự báo thấp hơn cho Việt Nam.

WB dự báo kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 2,4% trong năm nay, thấp hơn so với mức 2,9% đưa ra hồi tháng 1 năm nay. Theo WB, tốc độ tăng trưởng yếu của các nền kinh tế phát triển, cộng với giá hàng hóa tiếp tục thấp, thương mại toàn cầu kém sôi động và dòng vốn luân chuyển đang giảm là những yếu tố khiến định chế tài chính này hạ dự báo tăng trưởng của toàn cầu.
Ảnh minh họa
Đánh giá về kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương, WB cho rằng nền kinh tế khu vực này sẽ vẫn tăng trưởng như dự báo hồi tháng 1, với tốc độ 6,3%, sau khi đã giảm tốc từ mức 6,8% năm 2014 xuống 6,5% năm 2015. “Trong khi các nền kinh tế phát triển đang chật vật để lấy lại đà tăng trưởng, phần lớn các nền kinh tế tại khu vực Đông Á và Nam Á cũng như các nước mới nổi dựa vào nhập khẩu hàng hóa lại đang trưởng tốt”, báo cáo nhận định.

Cụ thể, trong số các nước xuất khẩu nguyên vật liệu, dự kiến Indonesia sẽ đạt mức tăng trưởng 5,1% năm 2016 (năm 2015 là 4,8%) với điều kiện là phải thực hiện cải cách nhằm khuyến khích đầu tư và nâng cao năng suất. Malaysia sẽ giảm tăng trưởng xuống mức 4,4% năm 2016 (năm 2015 là 5%) do cầu trong nước suy giảm.
 
Thái Lan sẽ tăng tốc dần những sẽ vẫn nằm dưới mức 3% tính chung cho cả giai đoạn 2016 - 2018 do nợ hộ gia đình làm giảm gia tăng tiêu dùng và do xuất khẩu cũng chỉ tăng nhẹ. Với Philippin sẽ gia tăng và đạt mức tăng trưởng 6,4% năm 2016 (năm 2015 là 5,8%) nhờ các dự án hợp tác công tư và chi công tăng. Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 6,3% cho trong cả giai đoạn 2016 - 2018, do đầu tư nước ngoài đổ vào ngành công nghiệp chế tạo hiện đang rất cạnh tranh về chi phí.

WB cho rằng tốc độ tăng trưởng chậm lại của các nước xuất khẩu hàng hóa trong khu vực sẽ được bù đắp bởi hoạt động khả quan của các nước nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là Việt Nam và Philipin, và sự phục hồi nhẹ của Thái Lan.

Theo WB, các mối quan hệ đối tác mới kể cả hiệp định TPP và các Hiệp định thương mại khác như Cộng đồng Kinh tế Asean và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn khu vực mới, sẽ giúp củng cố quá trình tái cơ cấu, thúc đẩy thương mại và nâng cao tiềm năng tăng trưởng khu vực.

Tuy nhiên, với mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam 6,3% thì vẫn thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 1/2016. Vệt Nam sẽ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn. “Giữ ổn định chính sách vĩ mô, cải cách DNNN bao gồm tăng cương minh bạch và quản trị sẽ giúp các nước như Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam giảm rủi ro tài khóa liên đới”, tổ chức này khuyến nghị.
 
Theo Kinhtedothi

TIN LIÊN QUAN