(Baonghean.vn)- Cử tri một số địa phương kiến nghịkhông nên ép người dân khám chữa bệnh bảo hiểm ởcác bệnh viện có chất lượng chuyên môn kém. Hiện nay,việc chuyển viện còn khó khăn cho người dân; việc quản lý kinh phí bảo hiểm y tế quá lỏng lẻo, nhất là các cơ sở điều trị như bệnh viện thường kê thêm danh mục vào đơn thanh toán. Đề nghịngành chức năng tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ  bảo vệ quyền lợi cho người dân.

 Vấn đề này, ngành chức năng trả lời như sau:

 Về việc quy định đăng ký BHYT ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT:

-Theo Quy định tại Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế:  Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện  không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

images1665326_1.jpgLãnh đạo Sở Y tế kiểm tra hệ thống thẻ khám bệnh thông minh tại Bệnh viện Đa khoa Quỳnh Lưu. ( ảnh tư liệu, minh họa)

 - Tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 của Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 quy định: Từ 01/01/2016 thông tuyến huyện trên cùng địa bàn toàn quốc do vậy người tham gia BHYT dù đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu bất cứ cơ sở KCB nào đều được lựa chọn khám chữa bệnh BHYT từ bệnh viện tuyến huyện trở xuống trên địa bàn toàn quốc đều được coi là đúng tuyến, người tham gia BHYT tự lựa chọn cơ sở KCB tuyến huyện phù hợp để khám và điều trị. Như vậy, việc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Phủ Diễn là do người dân tự quyết định, chứ không phải do cơ quan nào ép buộc

- Thực hiện việc chuyển tuyến của các cơ sở KCB BHYT: Các trường hợp  bệnh nhân yêu cầu chuyển tuyến chủ yếu không theo yêu cầu chuyên môn mà theo nhu cầu của người bệnh, theo tâm lý muốn đươc KCB ở tuyến tỉnh. Một số trường hợp đến thẳng tuyến trên và được chỉ định điều trị nội trú, sau đó quay về nơi đăng ký BHYT ban đầu xin chuyển tuyến. Các trường hợp trên đều không đúng với quy chế chuyên môn và quy định chuyển tuyến của Bộ Y tế  gây áp lực cho cơ sở KCB BHYT. 

 Công tác quản lý kinh phí BHYT tại các cơ sở KCB

Công tác khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT được cơ quan BHXH phối hợp cơ sở khám chữa bệnh giám sát chặt chẽ theo quy trình giám định của BHXH Việt Nam ban hành.

Hiện nay tại các cơ sở KCB BHYT đều có giám định viên thường trực hoặc không thường trực chịu trách nhiệm giám định chi phí KCB BHYT tại cơ sở đó.

Công tác thanh toán chi phí KCB BHYT ngoài sự giám sát của cơ quan được giao nhiệm vụ, việc giám sát của người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh không kém phần quan trọng, vì người đi khám bệnh có quyền từ chối các chi phí không thực hiện mà vẫn kê vào thanh toán.

Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Nghệ An, (ảnh tư liệu ,minh họa)

 Hàng quý cơ quan BHXH tỉnh phối hợp với Sở Y tế thành lập nhiều đoàn kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp Luật về BHYT trên địa bàn toàn tỉnh phát hiện và chẩn chỉnh kịp thời những tồn tại vướng mắc, kiên quyết từ chối thanh toán các chi phí sai qui định.

Tuy nhiên việc cử tri phản ánh cơ quan quản lý tiếp thu nhưng vì phản ánh của cư tri chưa cụ thể nên công tác xử lý cá nhân và tập thể vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. Đề nghị cử tri phản ánh từng vụ việc thật cụ thể để Sở Y tế tiếp nhận xử lý theo đúng quy định của Pháp luật.

 Giải pháp khắc phục :

 - Giao trách nhiệm cho người đứng đầu các đơn vị KCB phải chịu trách trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT nhất là quản lý nguồn quỹ BHYT theo quy định của pháp luật; nhất là thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 29/2012/CT-UBND ngày 10/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường trách nhiệm trong sử dụng, quản lý quỹ BHYT; Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHYT tại cơ sở KCB.

Khám chữa bệnh tại bệnh viện Sản- Nhi Nghệ An, (ảnh tư liệu, minh họa)

- Ban hành các Công văn chỉ đạo: Số 1015/SYT-NVY ngày 05/5/2015 về việc Tăng cường nâng cao chất lượng thực hiện chính sách BHYT; Số 2421/SYT-NVY ngày 28/9/2015 chấn chỉnh thủ tục hành chính KCB BHYT; Số 2490/SYT-NVY ngày 07/10/2015 về việc Chấn chỉnh một số tồn tại trong KCB BHYT; Số 849/SYT-NVY ngày 19/4/2016 về việc thực hiện Chỉ thị 06 của Bộ Y tế; Đường dây nóng từ Sở Y tế đến các Cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận giải quyết các vướng mắc của Bệnh nhân khi đi khám bệnh, chữa bệnh một cách nhanh chóng kịp, hiệu quả và đúng qui định. 

- Tuyên truyền chính sách pháp luật về BHYT, các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia BHYT.

- Công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp Luật về BHYT được thực hiện thường xuyên giữa các cơ quan, đơn vị  liên quan.

P.V

(tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN