“Hầu hết các trường hợp nên để nguyên cơn sốt như vậy. Bằng chứng cho thấy, hạ sốt còn cản trở sự phục hồi của người bệnh khi bị nhiễm trùng", BS Paul Young nói.


 

798787_small_100701.jpg

Ảnh minh họa.

 

Gần đây, người ta thấy rằng mặt trái của việc điều trị sốt thể hiện ở một số khía cạnh sau: Làm tăng tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng ở động vật; Cáctriệu chứng sổ mũikhi trẻ bị cảm lạnh ngày càng tồi tệ hơn; Các mụn rộp ở trẻ bị bệnh thủy đậu lâu khỏi hơn; Phản ứng miễn dịch với trẻ sau khi tiêm phòng yếu hơn.

Một điều mà gần như ai cũng biết là triệu chứng sốt rất hữu ích trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm. Trước khi con người phát minh rathuốc kháng sinhvào cuối thế kỷ 19, một biện pháp khá phổ biến trong điều trị bệnh thông thường là dựa theo các cơn sốt. Tuy nhiên, hiện nay mọi người quan tâm đến việc cắt cơn sốt nhiều hơn, đó là một trào lưu có vẻ như không dựa trên chứng cứ khoa học nào và nguyên do cũng vì các loại thuốc ngày càng đa dạng và dễ tiếp cận hơn.

Lý do mà chúng ta cố hạ sốt khi thấy thân nhiệt nóng lên là sợ nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng, có thể tổn thương đến não và các cơ quan khác. Sự thật là nhiệt độ trên 41 độ C có thể nguy hiểm nhưng sốt cao như vậy thường chỉ xảy ra với các sự kiện như đột quỵ, khi cơ chế điều chỉnh thân nhiệt bị rối loạn.

Mặc dù sốt cao do nhiễm trùng có thể gây ra co giật hoặc lả đi đối với khoảng 5% trẻ em nhưng không có bằng chứng cho thấy hạ sốt làm giảm nguy cơ co giật do sốt. Cố hạ sốt nhanh trong trường hợp này thậm chí còn có thể gây ra một cơn động kinh, Giáo sư Dominic Fitzgerald, chuyên khoa hô hấp tại BV Nhi Westmead tại Sydney,Australia cho biết.

Giới y khoa khuyên rằng có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt từ 38,5 độ C trở lên và người bị sốt cảm thấy "khó chịu, vật vã". Tuy nhiên, mục đích của việc làm này chỉ là để hỗ trợ, tạo cảm giác thoải mái hơn chứ không phải là cố đưa nhiệt độ trở lại mức bình thường vì sốt cao chính là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang làm việc tốt để chống lại tình trạng viêm nhiễm.

Theo bác sỹ Paul Young, có nên can thiệp khi bị sốt hay không phải phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh. Đối với bệnh nhẹ như cảm lạnh, mọi người thường mất khoảng 1 ngày mệt mỏi, cơ thể sẽ cảm thấy khỏe ra. Nếu sốt cao kèm theo khó chịu, mệt mỏi hoặc đau đớn, có thể dùng paracetamol để hạ sốt. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu bất thường hoặc người bị sốt đột ngột yếu hẳn đi, không nên chần chừ mà cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế kịp thời.


Theo An Ninh Thủ Đô/Abc.net.au-NT