PGS.TS Phạm Mạnh Hà - Phó trưởng Ban Khoa các Khoa học GD (Trường ĐH GD - ĐHQG Hà Nội) cho biết: Nhiều người nói sư phạm ra trường thất nghiệp, nhưng nhiều trường quốc tế ở Hà Nội vẫn khát nhân lực. PGS cho biết, mới đây ông có đi thực tế một số trường phổ thông quốc tế tại Hà Nội, thấy rằng những trường này rất cần nhân lực sư phạm có sử dụng ngoại ngữ.

Khoảng 81% sinh viên sư phạm ra trường có việc làm ảnh 1
PGĐ Sở GD & ĐT và Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục tặng giấy khen cho cô giáo Trần Thị Minh Nguyệt - CT công đoàn, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, người có nhiều thành tích trong bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Nga. Ảnh tư liệu Mỹ Hà
“Chẳng hạn như trường quốc tế Gateway, đặt hàng với Trường ĐHGD (ĐHQG Hà Nội) đào tạo cho họ khoảng 250 giáo viên Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội, trong thời gian 2 năm. Yêu cầu về ngoại ngữ là đạt IELTS 6.5. Họ sẽ tuyển dụng với mức lương khoảng 15 triệu đồng/tháng. Nói như vậy để thấy rằng, các trường quốc tế họ rất có nhu cầu, và học sư phạm vẫn có cơ hội có việc làm với mức thu nhập cao” - PGS.TS Phạm Mạnh Hà trao đổi.
Trung tâm Giáo dục và Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An có 9 lớp văn hóa và 13 lớp dạy nghề với các nghề là may, mộc, điện vi tính văn phòng, thêu. Các em học sinh từ 13 tuổi trở lên ngoài việc học văn hóa sẽ được trung tâm cho học những nghề mà trường có khả năng đào tạo. Ảnh: Tư liệu Đức Anh

Liên quan đến việc làm của SV sư phạm, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ GDĐH (Bộ GD&ĐT) thông tin, thống kê 2 năm qua từ các trường ĐH cho thấy, tỷ lệ SV có việc làm sau tốt nghiệp dao động khoảng 86 - 87%, riêng với ngành sư phạm khoảng 81%. Dựa theo bản tin thị trường lao động hàng quý của Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổng cục Thống kê, số lượng người có trình độ ĐH thất nghiệp ở khoảng 138.000 đến 230.000 người. So với hơn 5 triệu lao động trình độ ĐH thì tỷ lệ người tốt nghiệp ĐH có việc làm dao động trong khoảng 95 - 97%.

Giáo dục là một trong những lĩnh vực tạo được chuyển biến rõ nét nhất khi có 44/66 trường đạt chuẩn Quốc gia. . Ảnh Tư liệu Nguyễn Hải

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, riêng với ngành sư phạm, từ năm 2018 đến các năm tiếp theo, Bộ GD&ĐT đã thống kê nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương ở các cấp và các môn học; trên cơ sở đó giao chỉ tiêu sư phạm cho các trường. Như vậy, trong tương lai, tỉ lệ SV ngành sư phạm có việc làm sau khi ra trường sẽ cao hơn các trường thống kê như hiện nay.