Cụ thể, đối với nội dung "địa phương có trách nhiệm quy định bản sắc văn hóa dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc để bảo đảm khả thi, phù hợp với từng vùng, miền, địa phương do mình quản lý", một số đại biểu cho rằng đây là điều kiện khó khả thi. Đại diện Sở Xây dựng và đại diện HĐND tỉnh đề nghị xem xét kỹ nội dung này và có điều chỉnh hợp lý, đảm bảo phù hợp, hiệu quả trong thực hiện.
Ngoài ra, các đại biểu cũng cho ý kiến đề nghị điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi một số nội dung về quy định bảo tồn, khai thác công trình kiến trúc; đối tượng quản lý kiến trúc; quy chế quản lý kiến trúc; dịch vụ kiến trúc và hành nghề kiến trúc; quy định về cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc; quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân; quyền và nghĩa vụ tu bổ công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử đối với tổ chức, cá nhân khai thác, quản lý...
Riêng về quy định cơ quan cấp giấy phép xây dựng, đại diện Sở Xây dựng cho rằng nếu quy định cấp tỉnh cấp phép thì sẽ xảy ra tình trạng quá tải, không thể thực hiện.
Đại diện Viện Quy hoạch Kiến trúc nêu một số góp ý về các điều cấm trong Luật Kiến trúc, về yêu cầu kiến trúc đô thị phải phù hợp quy hoạch. Đối với quản lý hồ sơ lưu trữ đại diện Viện Quy hoạch Kiến trúc cho rằng cần ghi rõ thời hạn lưu trữ, quy định nhà thầu xây dựng cũng phải lưu hồ sơ là chưa hợp lý.
Các ý kiến thảo luận, góp ý tại hội nghị được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp thu, tổng hợp và chuyển các cấp, ngành liên quan theo quy định.