(Baonghean.vn) – Ngôi nhà cổ hàng mấy trăm năm, và bên trong có hàng trăm cổ vật qúy giá là tâm huyết gìn giữ, sưu tầm của nhà văn, dịch giả Ông Văn Tùng khiến ai may mắn ghé thăm một lần không thể không ngưỡng mộ, thán phục. Đó thực sự là một “bảo tàng” vô giá trên quê hương Nam Đàn.
Nhìn bên ngoài, ngôi nhà của nhà văn- dịch giả Ông Văn Tùng dựng cất ở quê nhà (Nam Lĩnh, Nam Đàn) cũng đơn sơ, giản dị như rất nhiều ngôi nhà nông thôn xưa. Không mấy người biết rằng, phần khung ngôi nhà được ông cất công tìm kiếm mua lại ở một vùng quê xứ Nghệ là một ngôi nhà bằng gỗ lim, được làm vào khoảng năm 1757. Các nét chạm khắc trên xà, vì kèo...của căn nhà này hết sức tinh xảo. Thường các bức chạm khắc này đều là các tích cổ như: cá vượt vũ môn, cá chép hóa rồng, vinh quy bái tổ...Chính vì các nét chạm khắc này, người ta biết được đây có thể là nhà một vị quan lớn thời xưa của triều đình. Sập gụ, tủ chè, các bức hoành phi, câu đối...trong căn nhà cũng là tâm huyết gìn giữ, sưu tầm hàng mấy chục năm của chủ nhân là nhà văn, dịch giả nổi tiếng Ông Văn Tùng. Bộ bàn ghế này cũng là cổ vật quý giá trong căn nhà Chiếc giường tre có tuổi đời hàng trăm năm. Những bức chạm độc đáo trên đầu giường tre. Bộ bàn ghế này cũng bằng tre và có những nét chạm, khắc công phu, tinh tế. Một góc phòng làm việc của nhà văn - dịch giả. Mặc dù ông sống ở Hà Nội, nhưng ngôi nhà ở quê hương ông cũng dành riêng một góc phòng đọc sách, làm việc, treo tranh ảnh và những cổ vật quý mà ông hết sức nâng niu, trân trọng. Một bức tranh cổ treo trong góc làm việc, đọc sách của nhà văn. Có nhiều bức tranh vẽ, tượng... về Ông Văn Tùng của bạn bè, các họa sỹ, nhà điêu khắc vẽ tặng được nhà văn mang về "nhà ở quê" để lưu giữ. Như bức họa chân dung này là của họa sỹ nổi tiếng Phan Kế An tặng nhà văn.
Q.Lâm
Ảnh: Sách Nguyễn