(Baonghean.vn) - Nằm trong hệ thống địa đạo Củ Chi, địa đạo Bến Dược là căn cứ của Khu ủy và Bộ Tư lệnh quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, được xếp hạng di tích quốc gia. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, là hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng nhện, dài 250 km.
Đường hầm Địa đạo Bến Dược. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn. Du khách khám phá nắp hầm bí mật nơi xuống địa đạo. Và tìm hiểu lỗ thông hơi của địa đạo. Du khách tham quan các loại bẫy chông bảo vệ địa đạo. Du khách tìm hiểu việc chế tạo vũ khí của quân và dân Củ Chi. Địa đạo có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu. Du khách trải nghiệm việc xay lúa ở khu địa đạo. Căn bếp Hoàng Cầm. Bếp Hoàng Cầm ra đời từ chiến dịch Hoà Bình (1951-1952) và rất phổ biến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là một loại bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao. Bếp mang tên người chế tạo ra nó, một anh nuôi tên là Hoàng Cầm. Ông nguyên là tiểu đội trưởng nuôi quân của Đội trưởng Đội điều trị 8, Sư đoàn 308 Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau này trong Chiến tranh Việt Nam, do sự hoạt động ráo riết của Không quân Mỹ bếp Hoàng Cầm được áp dụng đại trà và bắt buộc trong các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam khi hành quân tác chiến trên các chiến trường. Trong ảnh: Lỗ thông khói của bếp tránh máy bay địch phát hiện. Trường bắn thể thao quốc phòng. Tiếng súng đưa du khách trở về một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng anh hùng bất khuất. Du khách chụp ảnh cùng xác xe tăng Mỹ bị bắn cháy ở khu vực địa đạo. Thưởng thức khoai mì (sắn) - lương thực của người dân Củ Chi trong kháng chiến nay trở thành đặc sản hấp dẫn. Hàng năm có trên 1 triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan địa đạo; hiểu thêm về ý chí kiên cường, trí thông minh, niềm tự hào của người Việt Nhóm PV